Bồi thường chi phí đào tạo , Luật cứ như đùa
Trong quá trình làm việc, tại công ty tôi, quy chế đào tạo công ty có quy định "bồi hoàn chi phí đào tạo", trong quy định này, quy định rất rõ tương ứng với số tiền đào tạo là số năm người lao động phải cam kết làm việc cho công ty. Trong trường hợp thôi việc trước thời hạn phải bồi thường 100% chi phí đào tạo.
Có một nhân viên A, sau khi được cho đi Sing học tập, với chi phí là 5000 USD, cam kết làm việc cho công ty trong 5 năm. Đến năm thứ 3, nhân viên A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, và làm rất đúng luật: báo trước 45 ngày (hợp đồng không xác định thời hạn) và sau 45 ngày, nhân viên A nghỉ việc với một lời hứa sẽ trả dần chi phí đào tạo này.
Lời hứa không được tuân thủ, công ty tôi quyết định khởi kiện thì khi kiểm tra lại các quy định của luật lao động làm cơ sở tiến hành khởi kiện thì...
Theo khoản 3 Điều 41 Bộ luật lao động quy định : “Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ”. Đọc đến đây, cô nhân viên phụ trách pháp lý mừng rơn, nhưng....
Theo Điều 13 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về Hợp đồng lao động quy định: “Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo… trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung.&Rdquo;
Chúng tôi mở điều 37 ra thì hỡi ôi, theo Điều 37 khoản 3 Bộ luật lao động quy định: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày…”.
Đọc đến đây, cả phòng chúng tôi muốn "té ngửa" vì quy định này, như vậy, anh A mà chúng tôi vẫn đang "hăm hở" để kiện thì hoàn toàn lại được trắng án vì tuân thủ điều 37 Luật lao động, báo trước 45 ngày.
Như vậy, với các quy định của luật lao động hiện nay đang là kẽ hở rất lớn làm ảnh hưởng đến người sử dụng lao động. Hy vọng lần sửa đổi Luật Lao động lần này các hướng dẫn áp dụng sẽ giải quyết được tình trạng này.
Dũng Nguyễn - Quantrinhansu.Com.Vn
Các yếu tố môi trường chính yếu ảnh hưởng công tác Quản trị Doanh nghiệp
&Ldquo;Điểm yếu của lực lượng quản lý Việt Nam đó là tư duy chiến lược, hệ thống sáng tạo. Điểm yếu thứ hai giữa nhân lực Việt Nam và nước ngoài đó là tính tập trung và chuyên môn hóa thấp. Nhân lực Việt Nam có thể xử lý nhiều tác nghiệp khác nhau nhưng khi cần chuyên môn sâu thì không đáp ứng được.&Rdquo; Thích ứng là năng lực quan trọng nhất của các cấp lãnh đạo và quản lý.
1. Xu hướng sáp nhập Doanh nghiệp
Sáp nhập Doanh nghiệp sẽ trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới. Các cấp quản lý cần tập trung nâng cao tư duy chiến lược, hệ thống và nâng cao năng lực thay vì tập trung những yếu tố ngắn hạn. Hay nói cách khác, ,muốn tồn tại trong xu hướng sáp nhập Doanh nghiệp, các quản lý cấp cao cần phải tạo ra các hoạt động và chương trình có giá trị gia tăng cao và cộng hưởng với chiến lược kinh doanh của công ty.
2. Xu hướng tập trung vào các ngành kinh doanh chính
Các công ty trong thời gian tới sẽ cắt giảm, thu gọn và tập trung vào các ngành kinh doanh chính. Cấp quản lý cấp cao cần tập trung vào các năng lực cốt lõi có liên quan chặt chẽ tới hoạt động kinh doanh chính chủa công ty và tập đoàn.
3. Chi phí tài nguyên tăng cao
Các Doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây phải đối diện với chi phí đầu vào ngày càng gia tăng. Chi phí tài nguyên gia tăng sẽ hạn chế tài nguyên cấp quản lý sử dụng như số lượng nhân viên, ngân quỹ sử dụng trong năm. Các cấp quản lý trong thời gian tới cần chú ý các giải pháp quản lý như tối ưu hóa qui trình, cơ cấu tổ chức nhằm tăng tính hiệu năng của vận hành đồng thời chú ý các giải pháp nâng cao năng suất của cán bộ công nhân viên thông qua đào tạo , gắn kết nhân viên, tinh thần làm việc nhóm…
4. Xu hướng chuyển đổi mô hình kinh doanh
Các Doanh nghiệp Việt Nam thường xây dựng mô hình kinh doanh bằng cách cạnh tranh về giá rẻ. Trong những năm tới, mô hình kinh doanh giá rẻ sẽ không còn hiệu quả do yếu tố chi phí tài nguyên tăng quá cao. Mô hình kinh doanh tốt đảm bảo lợi nhuận công ty bền vững và tăng theo thời gian.Để tăng lợi nhuận chỉ có hai phương pháp:
- Nhằm giảm chi phí như các công ty Việt Nam thực hiện
- Nhằm tăng doanh thu thông qua các sản phẩm sáng tạo và khác biệt đồng thời kèm theo cải tiến năng suất làm việc.
Cấp quản lý trong những năm tới cần suy nghĩ sáng tạo và khác biệt, áp dụng chiến lược nhằm chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp với áp lực môi trường bên ngoài.
5. Hợp tác với các đối tác và công ty cạnh tranh
Đứng trước áp lực chuyển đổi mô hình kinh doanh và chi phí tài nguyên tăng, các cấp quản lý cần hướng tới việc kết hợp và cộng hưởng với các đối tác trong công tác vận hành tại công ty. Các cấp quản lý cần phải tìm kiếm các cơ hội và phạm vi hợp tác để giải quyết bài toán áp lực ngắn hạn nhưng không ảnh hưởng tới các chiến lược dài hạn của công ty.
6. Cạnh tranh giữa lao động Việt Nam và lao động Việt Nam và nước ngoài
Các cấp quản lý Việt Nam cần nhận thức rõ trong việc nâng cấp kỹ năng quản lý và chuyên môn để không bị cạnh tranh ngay trên sân nhà. Điểm yếu của lực lượng quản lý Việt Nam đó là tư duy chiến lược, hệ thống, sáng tạo. Điểm yếu thứ hai giữa nhân lực Việt Nam và nước ngoài đó là tính tập trung và chuyên môn hóa thấp. Nhân lực Việt Nam có thể xử lý nhiều tác nghiệp khác nhau nhưng khi cần chuyên môn sâu thì không đáp ứng được.
7. Logo- Stay in local and compete in Global ( Trú ẩn tại địa phương nhưng bị ép cạnh tranh trên thị trường quốc tế)
Khái niệm Logo được tác giả bài viết đưa ra nhằm phản ánh thực tại bị ép buộc cạnh tranh toàn cầu hóa ngay trên sân nhà. Logo là kết quả tất yếu của việc toàn cầu hóa và thế giới phẳng. Cấp Quản lý Việt Nam cần thấu hiểu rõ các tiêu chuẩn hoàn thành công việc cần được nâng tới tầm khu vực và quốc tế một cách nhanh nhất có thể được.
8. Thị trường không sử dụng tiếng Anh
Anh văn đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu kinh doanh. Điều đó không có nghĩa là tiếng Anh là thống trị. Có ba thị trường phi Anh văn rất quan trọng các Doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới đó là thị trường tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Sử dụng thành thạo một trong ba thứ tiếng nói trên sẽ tạo những lợi thế cạnh tranh đáng kể cho cấp quản lý Việt Nam.
9. Kiến tạo nhân lực thay vì mua nhân lực
Nguồn nhân lực trở nên linh hoạt và khó tìm kiếm nhân tài hơn. Các cấp quản lý cần hướng tới việc tự phát triển nguồn nhân lực thay vì tuyển dụng và mua về. Các hoạt động nhân sự cần hướng tới việc tuyển dụng lao động trẻ, đào tạo các nhân viên có tiềm năng cao thông qua phát triển tài năng, xây dựng đội ngũ kế cận song song xây dựng chính sách giữ người trên thị trường lao động. Thông qua nguồn nhân lực được đầu tư và đào tạo, Doanh nghiệp sẽ nhận được giá trị gia tăng nhiều hơn thông qua cải thiện chất lượng và năng suất.
10. Cá nhân cạnh tranh theo mạng lưới
Tri thức và thông tin được phát triển với cấp số nhân. Ngày hôm nay, xử lý toàn bộ thông tin và tri thức liên quan tới một ngành hẹp chắc chắn sẽ vượt quá năng lực xử lý của bộ não cá nhân,
Câu hỏi” Có làm được hay không” đã thuộc về quá khứ. Câu hỏi ngafyu hôm nay “ Anh làm điều này trong bao nhiêu lâu” là câu hỏi CEO truyền tải tới cấp quản lý. Tốc độ là yếu tố quyết định thành công trong thế giới phẳng khi mọi người luôn luôn biết cách tìm ra câu trả lời cho các vấn đề
10 yếu tố tác động trên là những lực thay đổi toàn bộ tư duy, suy nghĩ và hành động của cấp quản lý Việt Nam. Các mục tiêu như sáng tạo, chiến lược, hệ thống bền vững, thay đổi, cộng hưởng, mạng lưới, hướng tới năng suất, thay đổi mô hình kinh doanh là những mục tiêu quan trọng cấp quản lý Việt Nam cần hướng tới.
Kỷ Yếu Ngày nhân sự Việt Nam - Vietnam HRDay
ThS. Vũ Tuấn Anh – Giám đốc điều hành Viện Quản lý Việt Nam
0 nhận xét :
Đăng nhận xét