Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
01. Hoạch định nguồn nhân lực
02. Phân tích công việc
03. Mô tả công việc
04. Phỏng vấn
05. Trắc nghiệm 06. Lưu trữ hồ sơ
07. Định hướng công việc 08. đào tạo huấn luyện công nhân
09. Bình bầu đánh giá thi đua 10. Bồi dưỡng nâng cao trình độ
11. Quản trị tiền lương 12. Quản trị tiền thưởng
13. Quản trị các vấn đề phúc lợi 14. Công đoàn
15. Thu hút nhân viên tham gia quản lý doanh nghiệp 16. Đánh giá công việc
17. Ký kết hợp đồng lao động 18. Giải quyết khiếu tố lao động
19. Giao tế nhân sự 20. Thực hiện các thủ tục, nghỉ việc , nghỉ hưu …
21. Kỷ luật nhân viên 22. Thúc đẩy sáng kiến , chương trình kỹ thuật
23. Chương trình chăm sóc sức khỏe, y tế, an toàn lao động 24. Điều tra quan điểm của nhân viên.
P5media.Vn
Nguồn nhân lực chất lượng cao ở đâu?
Trong các nguồn nhân lực cần thiết cho sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nguồn nhân lục chất lượng cao là nhân tố hàng đầu quyết định sự ổn định và phát triển của mỗi donah nghiệp
Với tỉ lệ trên 99% học sinh không biết rõ khoa học chọn nghề phù hợp với mình thì tỉ lệ 30% sinh viên đnag ngồi trên ghế nhà trường đại học tuyên bố mình sẽ không theo nghề đang học, 40% sinh viên hoài nghi về việc theo nghề đang học...(Theo báo người lao động & Thống kê của Sở lao động TPHCM) đã cho chúng ta thấy áp lực của các nhà tuyển dụng và quản trị nhân sự vì năng lực và sự đam mê nghề nghiệp của mỗi người lao động (NLĐ)
Mỗi NLĐ khi lựa chọn sai nghề sẽ không phát huy được năng lực bản thân để làm giàu cho doanh nghiệp, cho mình và cho đất nước mà ngược lại có thể tạo ra rất nhiều vấn nạn khác trong xã hội như nạn dư thùa lao động ở nơi này mà thiếu người ở nơi khác , nạn nhảy việc, nạn lôi kéo nhân tài...... Chúng tâ chỉ có thể có được nguồn nhân lực chất lượng cao hay nâng cao công tác tuyển dụng nhân tài khi chúng ta có điều kiện tìm được NLĐ học và làm đúng sứ mệnh nghề nghiệp của mình.
Để tìm ra những NLĐ ấy, cán bộ quản trị nhân sự không chỉ cần có thông tin về đặc điểm hiện tại của mỗi NLĐ mà còn phải có thông tin ề tiềm năng trí tuệ bẩm sinh của NLĐ thì mới xác định mới tương thích giữa NLĐ với vị trí công việc mà doanh nghiệp cần họ đảm nhiệm. Tính tương thích với nghề chủ yếu xét về 3 mặt : Đặc trưng tính cách, năng lực nổi trội và tiềm năng học tập. Ngoài ra, còn phải xét đến giới tính , sức khỏe, hoàn cảnh gia đình......... Ngày nay, với ánh sáng khoa học kỹ thuật việc nhận diện giá trị cốt lõi của mỗi người trong bẩm sinh cũng như trong hiện tại đã trở nên đơn giản hơn, chính sác hơn nhờ các công cụ trắc nghiệm sinh học (Sungarden, V.Genius.....), Phần mềm hình ảnh (PDT) bằng giấy bút (PDP.....)
Kết quả trắc nghiệm này sẽ góp phần hỗ trợ cho nhà quản trị nhân sự nhanh chóng, khách quan hơn, toàn diện hơn trong việc đánh giá, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đúng với yêu cầu của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực chất lượng cao chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng đào tạo những con người làm đúng sứ mệnh nghề nghiệp của họ.
Kỷ yếu Ngày nhân sự Việt Nam
Nguyễn Lâm Thúy
Công ty TNHH Dịch Vụ Nhật Cường
0 nhận xét :
Đăng nhận xét