Đây là câu hỏi cực kì quen thuộc trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng nhân sự. Để trả lời câu hỏi làm sao biết được điểm yếu của mình thật sự không phải là chuyện dễ dàng cho bất kỳ một ai. Tất nhiên, cũng đã có những bài báo, sách hướng dẫn, xác định những điểm mạnh và yếu theo những phương pháp khác nhau. Và để biết được điểm yếu của bản thân, bạn phải đọc hàng tấn sách và phải bỏ ra thời gian để xác định được quy trình và xác định được điểm yếu của mình.
Hãy thành thật nhưng đừng đề cập đến các kỹ năng thiết yếu của công việc
Một trong những công việc mà nhiều người sắp đi làm hoặc đã đi làm thường hay làm là Đánh giá lại bản thân của mình và nhận xét xem điểm yếu của mình là gì. Và sau đó là…để biết vậy thôi. Trong những lần tôi thực hiện cuộc phỏng vấn với các ứng viên khi nộp đơn vào cho 1 vị trí nào đó trong công ty, thì hơn 2/3 số bạn được hỏi điểm yếu của bạn là gì thì không biết điểm yếu của mình là gì hoặc chỉ là không giao tiếp tốt trong ngôn ngữ
Đừng học theo “điểm yếu” của người khác – Thành thật và khôn ngoan xây dựng câu trả lời về điểm yếu của bản thân mình. Bạn không thể che giấu được điểm yếu nhất của mình, hãy thành thật nhưng đừng đề cập đến các kỹ năng thiết yếu của công việc. Khi bạn trả lời, cách tốt nhất là chân thật. Nếu bạn nói dối về điểm yếu của mình, bạn đang mắc lỗi trong buổi phỏng vấn. Và điều này khiến nhà tuyển dụng bắt đầu đặt câu hỏi về sự thật của toàn bộ câu chuyện nãy giờ. Vì vậy hãy chỉ nói sự thật về chính bản thân mình.
Nếu có nói điểm yếu – Hãy đề cập 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc
Như đã nói ở trên, mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ với nhà tuyển dụng một câu chuyện về việc bạn từng vượt qua thất bại hay điểm yếu nào đó một cách thành công. Đừng nói về những điều bạn vẫn đang cố gắng để chinh phục. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như “Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng”. Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: “Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét