Thứ Tư, 29 tháng 5, 2024

  Bản đồ chiến lược là một phần của BSC giúp nâng cao tư duy, truyền đạt các chiến lược, phương hướng và ưu tiên ở tổ chức. Cùng tìm hiểu rõ ràng hơn về bản đồ chiến lược trong bài viết này nhé!

1. Bản đồ chiến lược là gì? 

"Bản đồ chiến lược (Strategy Map) là một phương pháp lập kế hoạch giúp tổ chức, doanh nghiệp hay công ty hình dung toàn bộ chiến lược của họ". Có thể hiểu đây là một sơ đồ thể hiện bức tranh tổng thể về chiến lược, mục tiêu. 

Bản đồ chiến lược thể hiện trực quan, rõ ràng để trình bài chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp hay tổ chức. Nó được thiết kế để đưa toàn bộ chiến lược lên một trang duy nhất, dễ theo dõi và dễ hiểu. 

Thông qua bản đồ xây dựng chiến lược, lãnh đạo và nhân viên biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào để đạt được các mục tiêu trong thời gian nhất định. Bản đồ chiến lược là một phần không thể thiếu trong BSC để xây dựng và hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp. 

2. Vai trò của bản đồ chiến lược trong BSC

Việc xây dựng bản đồ chiến lược trong BSC sẽ giúp nhà lãnh đạo hình dung rõ hơn về các mục tiêu của họ và truyền đạt lại với cấp dưới.

- Lợi ích khi sử dụng bản đồ chiến lược: 

- Đặt ra mục tiêu khách hàng và tài chính rõ ràng.

- Bao quát mối quan hệ giữa các ý tưởng khác nhau và biến những ý tưởng đó trở thành kết quả cụ thể.

- Xác định các bộ phận quan trọng của tổ chức, hỗ trợ cam kết và đổi mới, bao gồm khóa đào tạo và thay đổi quy trình kinh doanh.

- Cung cấp điểm bắt đầu cho mỗi phòng ban, bộ phận và xem chúng phù hợp như thế nào với chiến lược tổng thể.

- Truyền tải các mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp và biết mục tiêu sẽ đạt được như thế nào.

Trên đây là định nghĩa của bản đồ chiến lược và vai trò của nó trong xây dựng BSC. Bản đồ chiến lược là phương pháp hiệu quả để xây dựng và hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp. Vậy nên, nếu định triển khai BSC thì bạn phải xây dựng bản đồ chiến lược trước tiên. 


  Trong thời gian gần đây, mô hình ASK càng khẳng định vai trò trong công tác quản lý nhân sự HRM. Vậy cách áp dụng mô hình này như thế nào? Cùng khám phá nhé!

1. Xây dựng bộ tiêu chí sàng lọc và tuyển dụng nhân sự

Sàng lọc ứng viên là quá trình xem xét hồ sơ xin việc của ứng viên. Mục đích của việc sàng lọc này là lựa chọn đủ số lượng CV tiềm năng và phù hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp đặt ra trong số hàng trăm hồ sơ gửi đến. Để xây dựng bộ tiêu chí sàng lọc ứng viên, cần lưu ý một số điều sau: tiêu chí về trình độ chuyên môn, tiêu chí kinh nghiệm làm việc, tiêu chí kỹ năng quan trọng, ... 

2. Xây dựng khung năng lực đánh giá nhân sự nội bộ 

Mô hình ASK cũng được áp dụng trong việc xây dựng khung năng lực đánh giá nhân sự nội bộ. Cấu trúc để xây dựng khung năng lực được gợi ý như sau:

- Năng lực cốt lõi: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng về ngôn ngữ, …

- Năng lực theo vai trò: Tổng hợp theo các năng lực thực tiễn như năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, năng lực tư duy, …

- Năng lực chuyên môn: Gắn với từng lĩnh vực, ví vị trí cụ thể mà cần có kỹ năng khác nhau. Ví dụ: kỹ năng lập trình, kỹ năng thiết kế, kỹ năng truyền thông, …

- Năng lực hành vi: Định nghĩa dưới dạng hành vi, mục đích là đảm bảo khả năng ứng dụng cũng như mức độ thuần thục. Nhà quản lý có thể dùng các công cụ hỗ trợ như MBTI, DISC, …

3. Định hướng và phát triển nhân sự

Hơn thế, mô hình ASK còn được áp dụng để định hướng và phát triển nhân sự như sau: 

- Có chiến lược đào tạo rõ ràng và chuyên nghiệp.

- Phát triển nhà quản lý thành cố vấn chuyên môn cho nhân viên.

- Chú trọng các kỹ năng mềm. 

Mong rằng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về mô hình ASK và cách thức áp dụng hiệu quả. 

  Tiền lương trả cho nhân viên trong doanh nghiệp dựa vào những nguyên tắc cơ bản. 

Một số nguyên tắc được liệt kê dưới đây: 

- Lương trong hợp đồng lao động phải lớn hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định. 

- Mức lương được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. 

- Người lao động được hưởng lương theo năng suất, chất lượng và kết quả. 

- Trong việc tính và trả lương cho người lao động, doanh nghiệp, công ty, ... cần tuân thủ những nguyên tắc đã ghi ở điều 8 của Nghị định số 26/CP 23/5/1995 của Chính phủ. Cụ thể: 

+ Làm công việc, chức vụ gì hưởng theo công việc đó. Dù ở độ tuổi nào, không phân biệt giới tính, dân tộc, ... hoàn thành việc được giao sẽ hưởng lương tương xứng. Đây là điều kiện để bảo đảm sự phân phối theo lao động và bảo đảm sự công bằng xã hội.

+ Đảm bảo tốc độ năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Nguyên tắc này vô cùng quan trọng trong việc tiến hành sản xuất bởi vì tăng năng xuất là cơ sở cho việc tăng lương nhân viên hay lợi nhuận công ty. 

Nhìn chung, đây là những nguyên tắc khi tính lương trong doanh nghiệp cơ bản nhất. Mỗi doanh nghiệp, công ty, ... nếu có thể cần tuân thủ nguyên tắc này để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, công bằng và lợi thế giữa 2 bên (người lao động và người thuê lao động). 

 Trong doanh nghiệp sẽ có nhiều vấn đề đã và đang xảy ra. Để xác định được kịp thời các nguyên nhân, doanh nghiệp đã áp dụng nhiều mô hình khác nhau. Một trong những mô hình mà Blognhansu muốn bật mí cho bạn trong bài viết hôm nay là biểu đồ xương cá. 

1. Vậy biểu đồ xương cá là gì?

Biểu đồ xương cá (fishbone diagram) được cho là có từ năm 1920 được giáo sư kỹ thuật người Nhật Kaoru Ishikawa - người đã đưa ra các quy trình quản lý chất lượng cho nhà máy đóng tàu Kawasaki phổ biến rộng rãi.

Biểu đồ xương cá là một công cụ khám phá nguyên nhân là kết quả giúp tìm ra lý do cho các khiếm khuyết, biến thể hoặc lỗi của một quy trình. Nó giúp phá vỡ các nguyên nhân gốc rễ, có khả năng góp phần tạo ra hiệu ứng của vấn đề.

2. 6 thành phần cơ bản của biểu đồ xương cá

Dưới đây, Blog sẽ bật mí cho bạn 6 thành phần cơ bản của biểu đồ xương cá này. Đó là 6M trong thế giới sản xuất gồm nhân lực (manpower), máy móc (machine), phương pháp (method), nguyên liệu (material), đo lường (measurement) và môi trường (mother nature)

2.1 Nhân lực (manpower)

Nhân lực - lao động vận hành/chức năng của những người tham gia thiết kế và phân phối sản phẩm. Đây được coi là một “nguyên nhân” khá hiếm gặp của một vấn đề nhất định. Nếu nhân lực được xác định là nguyên nhân của tác động không mong muốn thì đó thường là một yếu tố của 6M.

2.2 Máy móc (machine)

Máy móc - hệ thống, công cụ, phương tiện được sử dụng cho sản xuất. Máy móc, công cụ và cơ sở vật chất với hệ thống hỗ trợ cơ bản của chúng được quản lý kém hoặc không có khả năng mang lại kết quả mong muốn do các vấn đề kỹ thuật hoặc bảo trì.

2.3 Phương pháp (method) 

Phương pháp - quy trình sản xuất và các quy trình dịch vụ đóng góp của nó. Các quy trình được phát hiện có quá nhiều bước, phê duyệt và hoạt động khác không đóng góp hoặc tạo ra nhiều giá trị. Nếu không được sắp xếp hợp lý, đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa, các quy trình có thể gây nhầm lẫn và khó theo dõi. 

2.4 Nguyên liệu (material)

Nguyên liệu - nguyên liệu thô, linh kiện và vật tư tiêu hao cần thiết để tạo ra một sản phẩm cuối cùng . Vật liệu thường được quản lý kém do chỉ định sai, dán nhãn sai, bảo quản không đúng cách, quá hạn sử dụng, cùng các yếu tố khác.

2.5 Đo lường (measurement)

Đo lường - Kiểm tra thủ công hoặc tự động các phép thể đo vật lý (khoảng cách, thể tích, nhiệt độ, áp suất,..). Đôi khi, các phép đo có thể không nhất quán khiến việc sử dụng dữ liệu trở nên khó khăn để đưa ra kết luận có thể lặp lại giúp tìm hiểu nguyên nhân nhất quán.

2.6 Môi trường (mother nature)

Môi trường - Các yếu tố môi trường không để đoán và kiểm soát được như: thời tiết, lũ lụt, động đất, hỏa hoạn,... Mặc dù có nhiều yếu tố môi trường có thể đón và kiểm soát được nhưng có một số yếu tố môi trường không thể tránh khỏi.

Lời kết, 

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về biểu đồ xương cá và 6 thành phần tạo nên biểu đồ này. Khi sử dụng 6M thì hãy nghiên cứu và tìm hiểu kỹ để có thể hợp tác, xác định các nguyên nhân gốc rễ gây ảnh hưởng đến kết quả cùng. Chúc bạn thành công!


 Nghề nhân sự nên đọc sách gì? Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm thấy cuốn sách phù hợp với bản thân mình nhé

1. Quản trị nguồn nhân lực -  Tác giả: PGS.TS Trần Kim Dung

Cuốn sách “ Quản trị nguồn nhân lực ” của PGS.TS Trần Kim Dung với 12 chương cô đọng, dễ hiểu và hấp dẫn. Là một cuốn sách mà các độc giả muốn tìm hiểu về ngành nhân sự không thể bỏ qua. Cuốn sách bao gồm những vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong quản trị nguồn nhân lực giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng hợp về những vấn đề cơ bản của quản trị nguồn nhân lực.

2. Nguồn Nhân Lực Trong Thời Đại 4.0 - Tác giả: Ravin Jesuthasan & John Boudreau

Cuốn sách Reinventing Jobs – Nguồn nhân lực trong thời đại 4.0  là cuốn sách đập tan sự cường điệu và cuồng loạn để giúp các nhà lãnh đạo áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo vào tổ chức của họ. Jesuthasan và Boudreau đưa ra những hướng dẫn rõ ràng mà mọi tổ chức cần phải làm theo để xác định hướng hoạt động trong tương lai. 

Ngoài ra, cuốn sách trình bày tối ưu hóa quá trình tự động hóa công việc: phân tích vị trí việc làm, đánh giá mối quan hệ giữa hiệu suất công việc và giá trị chiến lược; xác định tùy chọn, tối ưu hóa công việc. Xác định lại tổ chức, công tác lãnh đạo và nhân sự: tổ chức mới công tác lãnh đạo kiểu mới; phân tích và cấu hình lại công việc của bạn. 

2.3 Cẩm Nang Hỏi Đáp Về Nhân Sự (Hr Answer Book) - Tác giả: Shawn Smith & Rebecca Mazin

Thông qua cuốn sách nhân sự này, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về cách một nhà quản trị nhân sự giải quyết xuất sắc mọi vấn đề từ văn hóa, kỷ luật, đào tạo cho tới bồi thường và chấm dứt hợp đồng lao động, … Thậm chí các vấn đề nhạy cảm cũng được hướng dẫn xử lý nhanh gọn.

2.4 Blog Nhân Sự - Tác giả: Nguyễn Hùng Cường

Sách “Blog Nhân sự” là dự án xuất bản sách của tác giả/blogger Nguyễn Hùng Cường. Đây là những quyển sách với những chủ đề khác nhau dành cho những người làm nhân sự.

Trong đó, “Blog nhân sự” quyển 1 và 2 là tập hợp những bài viết của Nguyễn Hùng Cường về trải nghiệm nghề nhân sự được chỉnh lại từ hơn nghìn bài trên blognhansu.net. Quyển 1 dành cho các bạn sinh viên mới bước vào nghề nhân sự và Quyển 2 dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí Hr.

Ngoài ra quyển 3 là phần 1 của câu chuyện về Nghề tuyển dụng trong doanh nghiệp với những vui buồn, kinh nghiệm và lý thuyết ẩn chứa dưới nhân vật “hắn”. Để người đọc có thể nắm được toàn bộ mạch và sự kết nối giữa thực tế và lý thuyết, tác giả đã chia thành 3 chương riêng. 

Quyển 4 là tập hợp hơn 50 bài viết dành cho CEO để hiểu các vấn đề về Quản trị nhân sự. Bạn sẽ được nhìn thấy một bức tranh lớn tổng thể và sau đó đi vào chi tiết của bức tranh đó. CEO không phải là một HRM nên tác giả đã viết ở mức độ dễ hiểu nhất định và có tính ứng dụng cao.

2.5 101 Tình Huống Nhân Sự Nan Giải - Tác giả: Paul Falcone

Cuốn sách này được thiết kế và cấu trúc như một cuốn cẩm nang, cung cấp cho bạn các chỉ dẫn thiết thực và hữu ích nhất để đương đầu và xử lý những cuộc nói chuyện vô cùng khó khăn với nhân viên về các vấn đề tế nhị trong môi trường làm việc. 

Bên cạnh những tình huống rất thân quen và thường gặp như trang phục, giờ giấc đi làm, cho đến những vấn đề khó khăn hơn như vệ sinh cơ thể, sức khỏe cá nhân, hay những vấn đề vô cùng nhạy cảm như quấy rối tình dục nơi công sở, hoặc các vấn đề luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm như thăng tiến, lương thưởng hay sa thải, tinh giản biên chế…

Ngoài ra cuốn sách còn giúp chúng ta và công ty khỏi những rắc rối có thể gặp phải nếu ứng xử không khéo léo với nhân viên. Nhờ đó, cả bạn lẫn công ty sẽ xây dựng được một hình ảnh tốt đẹp hơn trong mắt nhân viên cũng như khách hàng, đối tác, nâng cao được vị thế và chỗ đứng của công ty bạn trong thế giới kinh doanh.

Lời kết: Thông qua 5 cuốn sách bổ ích vừa rồi mong rằng bạn sẽ tìm thấy được cuốn sách phù hợp với mình. Đừng quên like và bình luận dưới bài viết để có những giải đáp nhanh nhất nhé!


Sau khi tổ chức hình dung rõ ràng các mục tiêu tài chính và khách hàng thì những mục tiêu trong quy trình nội bộ sẽ được mô tả trong bản đồ chiến lược. Cùng làm rõ hơn trong bài viết này nhé!

1. Các quy trình quản lý khách hàng

Quy trình quản lý khách hàng mở rộng mối quan hệ với các khách hàng mục tiêu. Bốn quy trình quản lý khách hàng gồm chọn lọc khách hàng mục tiêu, thu hút khách hàng mục tiêu, giữ chân khách hàng và phát triển kinh doanh với khách hàng.

2. Các quy trình quản lý nghiệp vụ

Các quy trình quản lý nghiệp vụ liên quan tới quy trình làm việc để sản xuất và đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Vì vậy, các mục tiêu liên quan đến việc tìm nguồn hay mua hàng thường được thể hiện trong bản đồ chiến lược.

Bên cạnh tìm nguồn hàng, nhóm quy trình này còn có thể bao gồm việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới, phân phối và quản lý rủi ro.

3. Các quy trình đổi mới, cải tiến

Các quy trình cải tiến để phát triển sản phẩm, dịch vụ thường có vai trò giúp tổ chức thâm nhập thị trường và phân khúc khách hàng mới. Quản lý đổi mới bao gồm nhóm quy trình chính: xác định cơ hội cho sản phẩm/dịch vụ mới, quản lý danh mục nghiên cứu và phát triển, thiết kế và phát triển, mang sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường.

4. Các quy trình điều chỉnh và xã hội

Các tổ chức nên duy trì mối quan hệ tích cực với các nhà điều chỉnh và viên chức chính phủ, đồng thời, tôn trọng các quy định về chính sách nhân viên, môi trường, đầu tư vào cộng đồng, …

Ngoài ra, một công ty phải vừa đóng góp và vừa dựa vào sự thịnh vượng của cộng đồng. Trên bản đồ chiến lược, các mục tiêu có thể là “trở nên thân thiết với cộng đồng”, “đóng góp và sự phát triển bền vững của cộng đồng”, …

Như ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về mô hình OGSM là gì và ưu nhược điểm của nó. Bài viết này sẽ cho ta biết thêm về vai trò và cách ứng dụng mô hình OGSM này trong việc lập kế hoạch doanh nghiệp hiệu quả. Hãy cùng theo chân Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. Vai trò của mô hình OGSM trong kinh doanh 

1.1 Tạo báo cáo, lên kế hoạch một cách rõ ràng

OGSM cung cấp thông tin, dữ liệu công việc đến bạn một cách khoa học và ngắn gọn, giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả khác với các hình thức báo cáo công việc và hoạt động truyền thống.

Ngoài ra, mô hình này còn được nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi tính chi tiết, rõ ràng và minh bạch được thể hiện qua từng yếu tố.

1.2 Sự linh hoạt của mô hình OGSM 

Mô hình OGSM có thể sử dụng cho các kế hoạch chiến lược dài hạn với khoảng thời gian từ 3-5 năm hoặc lâu hơn. Nó còn được áp dụng cho kế hoạch hoạt động hàng năng hoặc kế hoạch ngân sách một cách dễ dàng.

1.3 Công cụ thúc đẩy làm việc nhóm hiệu quả

Mô hình này chỉ đạt hoạt động hiệu quả tối đa khi được thảo luận trong nhóm. Bạn cần tập hợp nhóm để thảo luận các chiến lược, phân tích tình hình hiện tại để qua tranh luận tìm ra hướng giải quyết khúc mắc và phân bổ nguồn lực hợp lý.

1.4 Hỗ trợ phân bổ nguồn lực hợp lý

OGSM sắp xếp tất cả các chức năng và các bên liên quan để hướng tới mục tiêu chung từ vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng người trong quá trình trên. Nói cách khác, nó rất quan trọng để đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của tổ chức đều hoạt động theo cùng một hướng.

2. Cách áp dụng mô hình OGSM để lập kế hoạch trong doanh nghiệp hiệu quả nhất

Dưới đây, Blognhansu sẽ bật mí cho bạn 5 cách để xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

2.1 Ứng dụng mô hình “What-by-How”

Với phương pháp này, doanh nghiệp phải trả lời được hai yếu tố lớn: “Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì?” và “Cách thức thực hiện như thế nào?”.

Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn xây dựng một trang Website mới thì mục tiêu đặt ra chính là tiếp cận lượng khách hàng lớn, nâng cao trải nghiệm người dùng. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần cộng tác với một đơn vị thiết kế Website. Trong quá trình đó, giúp người quản lý định hình kế hoạch rõ ràng, tối ưu hơn và doanh nghiệp cũng quản lý các dự án trơn tru.

2.2 Thiết lập mục tiêu một cách thông minh 

Các biện pháp thông thường, việc đạt 75% mục tiêu xem như là thành công đáng kể nhưng OGSM còn thúc đẩy hiệu quả cao hơn thế.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải rõ ràng và thông minh. Các mục tiêu phải được đo lường một cách chi tiết, rõ ràng, có tính khả thi và tạo sự đột phá.

2.3 Giới hạn không quá 5 chiến lược

Doanh nghiệp chỉ nên sử dụng tối đa 5 chiến lược. Bởi lẽ, đội ngũ chỉ thu được kết quả tích cực nếu chỉ tập trung nguồn lực xử lý các chiến lược chính. Các yếu tố trong OGSM có thể được cập nhật theo cách thủ công hoặc theo tự động bằng cách sử dụng các công cụ, phần mềm.

2.4 Chọn lọc phép đo hiệu quả

Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp đo lường quen thuộc hoặc phát triển nền tảng vốn có. Bạn chỉ cần ưu tiên lựa chọn các cách thức phù hợp với lại hình kinh doanh đặc thù ngành nghề.

2.5 Giám sát quá trình thực hiện kế hoạch 

Việc thiết lập OGSM chỉ là bước khởi đầu. Theo dõi kế hoạch và làm việc theo khuôn khổ của OGSM mới là chìa khóa thành công. Nó luôn đại diện cho mục tiêu lớn nhất của tổ chức. Mọi nhân viên phòng ban sẽ cảm thấy tràn đầy động lực theo đuổi mục tiêu.

Lời kết,

Như vậy bài viết trên đã cho chúng ta biết thêm về vai trò cũng như cách áp dụng mô hình OGSM trong việc lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn trong việc lập kế hoạch cho công ty của bạn.

Việc áp dụng các mô hình cho việc lập kế hoạch kinh doanh là bước rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Một trong các mô hình áp dụng hiệu quả trong việc lập kế hoạch đó chính là mô hình OGSM. Vậy mô hình OGSM là gì? Ưu nhược điểm của nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Mô hình OGSM là gì?

Mô hình OGSM là một phương pháp lập kế hoạch mang tính chiến lược, giúp triển khai và kiểm soát hoạt động kinh doanh của tổ chức. OGSM là viết tắt của 4 từ:

  • Objectives: Mục tiêu, trả lời cho câu hỏi: “Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì trong dài hạn?”
  • Goals: Đích đến, giúp doanh nghiệp xác định được đích đến cụ thể được đặt ra.
  • Strategies: Chiến lược, trả lời cho câu hỏi: “Chiến lược nào sẽ giúp doanh nghiệp tiến tới đích đó?”
  • Measures: Đo lường “Doanh nghiệp cần những số liệu đo lường nào để biết được mức độ thành công của doanh nghiệp.

Các yếu tố của OGSM được thể hiện cụ thể như sau:


2. Ưu và nhược điểm của mô hình OGSM trong kinh doanh 

Vì được ứng dụng rộng rãi bởi nhiều nhãn hàng lớn như Coca - Cola, Honda,... Nên nó có những ưu điểm sau:
  • Cấu trúc rõ ràng, là mô hình dễ ứng dụng và có tính linh hoạt cao.
  • Theo dõi công việc và báo cáo tiến độ một cách rõ ràng.
  • Đưa ra những hoạt động cần thiết trong một danh sách cụ thể để doanh nghiệp phát triển.
  • Mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức đều có thể biết được thông tin và theo dõi công việc.
Tuy có nhiều ưu điểm, mô hình OGSM vẫn còn có những nhược điểm như: 
  • Doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn giữa 4 yếu tố đánh giá (mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn và dự án).
  • Khó theo dõi và đo lường sâu vào từng vấn đề.
  • OGMS không khuyến khích vào việc thiết lập nhân viên nên khả năng những ý tưởng hay bị lãng phí và bỏ qua là điều thường dễ xảy ra.
  • Doanh nghiệp cần thiết lập thêm một số phần mềm hỗ trợ để tận dụng mô hình OGSM một cách tối ưu nhất.
Lời kết, 

Như vậy, bài viết trên đây đã nêu rõ mô hình OGSM là gì? Ưu và nhược điểm của nó như thế nào trong doanh nghiệp. Mong rằng khi xây dựng kế hoạch, bạn sẽ áp dụng thành công được mô hình OGSM vào thực tiễn.

Trắc nghiệm tính cách DISC được biết đến là một công cụ hữu ích trong quá trình tìm hiểu bản thân. Vậy cụ thể DISC là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Trắc nghiệm DISC là gì? 

DISC là gì? DISC là viết tắt của 4 từ tiếng Anh bao gồm D - Dominance (sự thống trị), I - Influence (ảnh hưởng), S - Steadiness (bền vững) và C - Compliance (tuân thủ). Đây là công cụ đánh giá cá nhân giúp xác định tính cách tại một thời điểm nhất định qua hành vi của họ. Qua đó, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm và hiệu suất sẽ cải thiện hơn.

Mô hình DISC được ứng dụng rộng rãi trong quá trình nhận biết và nắm bắt hành vi của con người. DISC do nhà tâm lý học William Moulton Marston khởi xướng vào những năm 1920 dựa trên ý tưởng rằng mỗi người sẽ có xu hướng tương tác khác nhau với thế giới rộng lớn.

Ngôn ngữ chung sử dụng để giải thích DISC là gì phổ biến với mọi đối tượng. Điều này giúp mọi người hiểu sâu hơn về bản thân và cách họ tương tác. Tùy thuộc nhóm tính cách của mỗi người, họ có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay thích lựa chọn an toàn hơn.

2. Cách thức vận hành của mô hình DISC

Mô hình DISC được thiết kế để đo lường các khía cạnh trong đặc điểm tính cách của con người. Và các yếu tố như IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số trí tuệ cảm xúc), sức khỏe tinh thần, năng khiếu, … không được đo lường trong trắc nghiệm DISC.

Mô hình DISC mô tả xu hướng hành vi của con người trong những tình huống khác nhau. Ví dụ như cách một ngời ảnh hưởng hay thuyết phục người khác, phản ứng với các nguyên tắc và quy trình, ... Qua thực hiện bài test, bạn có thể nhận thức rõ hơn về sở thích, khuynh hướng hay kiểu hành vi của bản thân. 

Lời kết: Trên đây là những thông tin cơ bản về trắc nghiệm tính cách DISC. Đây là một bài test thú vị mà bạn nên thử để tìm ra nhóm tính cách của bản thân nhé!

 Thẻ điểm cân bằng (BSC) bao gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo của hiệu quả, năng suất hoạt động doanh nghiệp. Trong đó, thước đo tài chính gần như là thước đo quan trọng nhất. Vậy thước đo này có gì thú vị? 

Thước đo tài chính (Financial) 

Với thước đo này, BSC giúp doanh nghiệp đo lường và kiểm tra các kết quả về mặt tài chính. Tài chính bao gồm các yếu tố như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi tức đầu tư, lợi nhuận thu về, tốc độ tăng trưởng doanh thu, ... Mặc dù không phải yếu tố nào cũng dễ dàng đo đếm được ngay sau khi thực hiện nhưng chúng là sự xác nhận cho hiệu quả của một hoạt động nào đó. 

Trong giai đoạn trước, doanh nghiệp chỉ dùng một chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động đó là số tiền thu được. Con số này lớn nghĩa là doanh nghiệp đang ổn định còn ngược lại là nguy cơ sụp đổ cao.

Nhưng với cấu trúc BSC, tài chính không còn là thước đo duy nhất cần quan tâm. Chúng chỉ là một phần nhỏ trong quy trình tổng thể. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp có thể thu về rất nhiều tiền nhưng vẫn tồn tại những rủi ro gây phá sản. 

Bên cạnh thước đo tài chính, trong cấu trúc BSC còn có 3 thước đo chính khác là thước đo khách hàng, thước đo quá trình hoạt động nội bộ và thước đo học tập & phát triển. Khi xây dựng BSC trong những ngày đầu, 4 thước đo này có thể độc lập với nhau và doanh nghiệp có quyền chọn thực hiện hay bỏ qua một tiêu chí trong đó. Nhưng thực tế, chúng đều quan trọng như nhau và có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. 

Trong thời gian gần đây, mô hình ASK càng khẳng định vai trò trong công tác quản lý nhân sự HRM. Vậy cách áp dụng mô hình này như thế nào? Cùng khám phá nhé!

1. Xây dựng bộ tiêu chí sàng lọc và tuyển dụng nhân sự

Sàng lọc ứng viên là quá trình xem xét hồ sơ xin việc của ứng viên. Mục đích của việc sàng lọc này là lựa chọn đủ số lượng CV tiềm năng và phù hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp đặt ra trong số hàng trăm hồ sơ gửi đến. Để xây dựng bộ tiêu chí sàng lọc ứng viên, cần lưu ý một số điều sau: tiêu chí về trình độ chuyên môn, tiêu chí kinh nghiệm làm việc, tiêu chí kỹ năng quan trọng, ... 

2. Xây dựng khung năng lực đánh giá nhân sự nội bộ 

Mô hình ASK cũng được áp dụng trong việc xây dựng khung năng lực đánh giá nhân sự nội bộ. Cấu trúc để xây dựng khung năng lực được gợi ý như sau:

- Năng lực cốt lõi: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng về ngôn ngữ, …

- Năng lực theo vai trò: Tổng hợp theo các năng lực thực tiễn như năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, năng lực tư duy, …

- Năng lực chuyên môn: Gắn với từng lĩnh vực, ví vị trí cụ thể mà cần có kỹ năng khác nhau. Ví dụ: kỹ năng lập trình, kỹ năng thiết kế, kỹ năng truyền thông, …

- Năng lực hành vi: Định nghĩa dưới dạng hành vi, mục đích là đảm bảo khả năng ứng dụng cũng như mức độ thuần thục. Nhà quản lý có thể dùng các công cụ hỗ trợ như MBTI, DISC, …

3. Định hướng và phát triển nhân sự

Hơn thế, mô hình ASK còn được áp dụng để định hướng và phát triển nhân sự như sau: 

- Có chiến lược đào tạo rõ ràng và chuyên nghiệp.

- Phát triển nhà quản lý thành cố vấn chuyên môn cho nhân viên.

- Chú trọng các kỹ năng mềm. 

Mong rằng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về mô hình ASK và cách thức áp dụng hiệu quả. 

Bạn đã từng nghe về mô hình đánh giá ASK chưa? Nếu chưa thì cùng tìm hiểu về ASK trong bài viết này nhé!

1. Mô hình ASK là gì? 

ASK là viết tắt của Attitude - Skill - Knowledge, là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Qua những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), mô hình ASK nay đã được chuẩn hóa thành một công cụ đánh giá năng lực nhân sự, gồm 3 yếu tố chính:

+ Knowledge (Kiến thức): thuộc về năng lực tư duy, là hiểu biết của mỗi cá nhân có được sau quá trình giáo dục - đào tạo, đọc hiểu phân tích và ứng dụng. Ví dụ: kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, …

+ Skill (Kỹ năng): thuộc về kỹ năng thao tác, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động, hành vi cụ thể trong quá trình làm việc của cá nhân. Ví dụ: kỹ năng quản trị rủi ro, kỹ năng tạo sự ảnh hưởng, …

+ Attitude (Thái độ/Phẩm chất): thuộc về phạm vi tình cảm, cảm xúc, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, cũng như thể hiện thái độ và động cơ với công việc. Ví dụ: nhiệt huyết, trung thực, kiên trì, …

2. Mô hình ASK với các đối tượng nhân sự

Mô hình ASK thường được áp dụng với hai đối tượng nhân sự chính là ứng viên tuyển dụng và nhân viên trong doanh nghiệp.

- Đối với ứng viên tuyển dụng, bạn có thể dựa vào mô hình này để chọn lọc người có chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng. Bên cạnh đó, những yếu tố về thái độ và kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp cũng là yếu tố đánh giá xếp hạng của ứng viên trong danh sách tuyển dụng của doanh nghiệp.

- Đối với nhân viên, mô hình ASK có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp có thể phân loại cấp độ nhân viên theo trình độ, theo kỹ năng hay theo thái độ. Nhờ đó có thể đưa ra những quyết định sáng suốt trong quản lý, quyết định bổ nhiệm phân chia công việc, khen thưởng, phê bình, …

Theo khảo sát về năng lực của Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực thế giới (SHRM), 93% trong số 500 Giám đốc điều hành cấp C được khảo sát cho biết, các mô hình đánh giá năng lực rất quan trọng đối với hiệu suất của doanh nghiệp. Các chuyên gia cũng nhận định: thành công trong công tác quản trị nhân sự là do các tổ chức có mô hình ASK được xác định rõ ràng.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng cách tính lương theo KPI. Cùng tìm hiểu xem đó là gì nhé! 

1. Cách tính lương theo KPI là gì? 

Cách tính lương theo KPI được hiểu là doanh nghiệp dựa vào các kết quả đánh giá mục tiêu hoàn thành công việc mà đã đặt ra trước đó để tính toán và đưa ra các mức lương thưởng cho nhân viên của mình.


2. Lợi ích của cách tính lương theo KPI

Tính lương thưởng theo KPI mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động. Bao gồm: 

- Đảm bảo tính công bằng trong công việc, tiền lương được hưởng tương xứng với công sức mà người lao động đã bỏ ra. 

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy và nâng cao năng suất của người lao động. 

- Người lao động chủ động làm việc.

- Quản lý từng bộ phận dễ dàng hơn trong việc theo dõi, giám sát và đánh giá trong quá trình làm việc của nhân viên cấp dưới.

- Cấp trên dễ theo dõi năng lực của từng nhân viên. 

3. Cách tính lương theo KPI trong doanh nghiệp

Cách tính lương theo KPI có 2 phương pháp áp dụng là 2P và 3P. 

3.1 Phương pháp 2P

Phương pháp 2P là cách trả lương dựa vào vị trí và kết quả công việc mà người lao động hoàn thành. 

Công thức: Lương 2P = P1 + P3

3.2 Phương pháp 3P 

Phương pháp 3P là tiền lương được tính dựa trên các yếu tố: vị trí công việc, năng lực cá nhân và thành tích đạt được. Đây là cách tính lương kết hợp lương cứng và lương mềm theo năng suất làm việc đạt được của người lao động. 

Công thức: Lương 3P = P1+ P2+P3

Cách tính lương theo KPI là cách thức trả lương hiện đại được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Bạn cảm thấy phương pháp này thế nào? Chia sẻ với nguonnhansu.net nhé! 

 Chắc bạn đã đọc khá nhiều bài viết "khen" về hệ thống lương 3P. Và cũng không thể phủ nhận sức mạnh tuyệt vời của mô hình này khi ứng dụng trong doanh nghiệp. Nhưng dù bất kỳ thứ gì đó cũng có những góc nhìn "phản diện", kể cả hệ thống trả lương hàng đầu thế giới. Vậy những điểm bất cập nếu áp dụng lương 3P là gì? 

Về cơ bản, lương 3P là công cụ khá tốt đối với những doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý chuyên nghiệp, bài bản, được tổ chức, vận hành bởi những nhà quản lý chuyên nghiệp. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp mới thành lập, đang trong quá trình tuyển dụng, bố trí nhân sự thì hệ thống 3p nếu đưa vào áp dụng ngay từ đâì thì sẽ rất thuận lợi và phát huy tác dụng tốt. 

Mặc dù vậy, với một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn đã có quá trình hoạt động nhiều năm, việc áp dụng 3P phải cần sự thận trọng bởi nó dễ đưa doanh nghiệp vào tình thế "nguy hiểm". Một số mối nguy chính được liệt kế dưới đây. 

1, Một doanh nghiệp lớn thường có cơ cấu tổ chức phức tạp với nhiều phòng ban chức năng. 

2, Khi áp dụng 3P, phải đánh giá lại năng lực cán bộ nhân viên (để áp dụng phần Person). 

3, Một số doanh nghiệp dù áp dụng hệ thống lương 3P nhưng do yếu tố gia đình, thói quen cũ, ... vẫn tiếp tục duy trì những thứ "phụ cấp". 

4, Khi doanh nghiệp áp dụng một khung lương tình cờ tạo nên một ... khung sắt cứng rắn "nhốt" các mức lương bên trong. 

5, Liên quan đến việc xây dựng từ điển năng lực (chữ P thứ hai - Person)

6, Liên quan đến P thứ ba - Performance

Một hệ thống lương tầm cỡ cũng tồn tại những "tác dụng phụ" nhưng khi nhận ra và biết được những vấn đề này sẽ giúp doanh nghiệp tỉnh táo hơn khi đang và có ý định ứng dụng lương 3P.