Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2024

Làm thế nào để có mức lương cao luôn là câu hỏi nhận được sự quan tâm của mọi người. Bởi bất kỳ ai đi làm cũng muốn nhận được khoản thu nhập cao. Vậy phải làm thế nào? 

1, Gây ấn tượng và tạo tiếng vang

Để có được mức lương cao, việc đầu tiên bạn phải làm là cố gắng đạt thành tích tốt, không phạm hoặc ít phạm sai sót. Nếu tự nhận thấy mình đã có đủ "chứng cứ", hãy chọn thời điểm để nói với sếp. Quan trọng là bạn phải trình bày những đóng góp sao cho thật thuyết phục. 

2, Luyện trí nhớ

Lãnh đạo công ty thường có những cuộc họp khác nahu. Nếu cùng sếp đi họp, hãy luyện trí nhớ để ghi nhớ thông tin quan trọng. Để khi lãnh đạo quên, bạn có thể "nhắc bài" cho sếp. 

3, Nghệ thuật thỏa hiệp

Khi đảm nhận vị trí mới, bạn sẽ được hỏi muốn tăng lương bao nhiêu. Không nên vội vã, bạn hãy xin sếp 1 ngày để suy nghĩ. Nếu được đề nghị tăng 12%, hãy yêu cầu tăng 18% để có thể thỏa thuận ở mức 15%. 

4, Hỗ trợ sếp trong công việc

Bạn hãy để ý xem sếp đang đối mặt với vấn đề gì để kịp thời hỗ trợ. Nếu sếp không có thời gian viết bản báo cáo bằng tiếng Anh, bạn có thể giúp đỡ. Lúc này, bạn đã trở thành người có vị trí khác trong mắt sếp.

5, Chứng minh tham vọng của mình

Trong kinh doanh, những người có nhiều hoài bão lúc nào cũng thu hút sự chú tâm của cấp trên. Mặc dù vậy, tham vọng phải đi liền với nỗ lực, nếu không dễ trở thành "thùng rỗng kêu to". Nhớ rằng hãy chứng tỏ những tham vọng của mình trong công việc chung hơn là việc cá nhân. 

6, Phát huy đúng sở trường

Bạn có năng lực nổi bật trong công việc, lĩnh vực nào, hãy tập trung vào phát triển năng lực đó. Như vậy, bạn mới có thể gây ấn tượng với cấp trên.

Theo: careerbuilder.vn

Tiền lương trả cho nhân viên trong doanh nghiệp dựa vào những nguyên tắc cơ bản. 

Một số nguyên tắc được liệt kê dưới đây: 

- Lương trong hợp đồng lao động phải lớn hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định. 

- Mức lương được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. 

- Người lao động được hưởng lương theo năng suất, chất lượng và kết quả. 

- Trong việc tính và trả lương cho người lao động, doanh nghiệp, công ty, ... cần tuân thủ những nguyên tắc đã ghi ở điều 8 của Nghị định số 26/CP 23/5/1995 của Chính phủ. Cụ thể: 

+ Làm công việc, chức vụ gì hưởng theo công việc đó. Dù ở độ tuổi nào, không phân biệt giới tính, dân tộc, ... hoàn thành việc được giao sẽ hưởng lương tương xứng. Đây là điều kiện để bảo đảm sự phân phối theo lao động và bảo đảm sự công bằng xã hội.

+ Đảm bảo tốc độ năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Nguyên tắc này vô cùng quan trọng trong việc tiến hành sản xuất bởi vì tăng năng xuất là cơ sở cho việc tăng lương nhân viên hay lợi nhuận công ty. 

Nhìn chung, đây là những nguyên tắc khi tính lương trong doanh nghiệp cơ bản nhất. Mỗi doanh nghiệp, công ty, ... nếu có thể cần tuân thủ nguyên tắc này để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, công bằng và lợi thế giữa 2 bên (người lao động và người thuê lao động). 

  Lương 3P là hệ thống trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Position - Vị trí công việc, Person - Năng lực cá nhân và Performance - Kết quả công việc. Bên cạnh ưu điểm, lương 3P cũng tồn tại những điểm bất cập. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến 2 yếu tố P2 và P3 trong hệ thống lương 3P nhé!

1. Bất cập đến từ xây dựng từ điển năng lực (P2 - Person) 

Một số chuyên gia tư vấn 3P không có tâm hoặc không đủ tầm nên tư vấn xây dựng từ điển năng lực cho các công ty theo cách sao chép từ công ty này và áp dụng vào công ty khác. Có thể họ cố tình không hiểu rằng năng lực của một vị trí nhưng khác ngành hoặc cùng ngành nhưng khác chiến lược, mô hình kinh doanh, sẽ khác nhau hoàn toàn. 

Công ty khi dựa vào các năng lực này mắc phải sai lầm nghiêm trọng, đánh giá nhân viên theo một chuẩn năng lực sai và gây tốn kém chi phí. Đây chính là mối nguy hiểm mà doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý khi đưa hệ thống lương 3P vào. 

2. Bất cập đến từ Performance - P3

Bạn biết không, hiểu sai hay hiểu không đúng về P3 cũng là một mối nguy cho doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia xem yếu tố này là một phần nhỏ của 3P mà thực ra Performance là cả một hệ thống riêng. Thậm chí, Performance cũng không kém gì 3P. 

Trên đây là những vấn đề liên quan đến P2 và P3 trong hệ thống 3P mà doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý khi áp dụng. Lương 3P chỉ phát huy hiệu quả nếu được ứng dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng bối cảnh, cũng như, tuân theo những yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể. 

 Trong doanh nghiệp sẽ có nhiều vấn đề đã và đang xảy ra. Để xác định được kịp thời các nguyên nhân, doanh nghiệp đã áp dụng nhiều mô hình khác nhau. Một trong những mô hình mà Blognhansu muốn bật mí cho bạn trong bài viết hôm nay là biểu đồ xương cá. 

1. Vậy biểu đồ xương cá là gì?

Biểu đồ xương cá (fishbone diagram) được cho là có từ năm 1920 được giáo sư kỹ thuật người Nhật Kaoru Ishikawa - người đã đưa ra các quy trình quản lý chất lượng cho nhà máy đóng tàu Kawasaki phổ biến rộng rãi.

Biểu đồ xương cá là một công cụ khám phá nguyên nhân là kết quả giúp tìm ra lý do cho các khiếm khuyết, biến thể hoặc lỗi của một quy trình. Nó giúp phá vỡ các nguyên nhân gốc rễ, có khả năng góp phần tạo ra hiệu ứng của vấn đề.

2. 6 thành phần cơ bản của biểu đồ xương cá

Dưới đây, Blog sẽ bật mí cho bạn 6 thành phần cơ bản của biểu đồ xương cá này. Đó là 6M trong thế giới sản xuất gồm nhân lực (manpower), máy móc (machine), phương pháp (method), nguyên liệu (material), đo lường (measurement) và môi trường (mother nature)

2.1 Nhân lực (manpower)

Nhân lực - lao động vận hành/chức năng của những người tham gia thiết kế và phân phối sản phẩm. Đây được coi là một “nguyên nhân” khá hiếm gặp của một vấn đề nhất định. Nếu nhân lực được xác định là nguyên nhân của tác động không mong muốn thì đó thường là một yếu tố của 6M.

2.2 Máy móc (machine)

Máy móc - hệ thống, công cụ, phương tiện được sử dụng cho sản xuất. Máy móc, công cụ và cơ sở vật chất với hệ thống hỗ trợ cơ bản của chúng được quản lý kém hoặc không có khả năng mang lại kết quả mong muốn do các vấn đề kỹ thuật hoặc bảo trì.

2.3 Phương pháp (method) 

Phương pháp - quy trình sản xuất và các quy trình dịch vụ đóng góp của nó. Các quy trình được phát hiện có quá nhiều bước, phê duyệt và hoạt động khác không đóng góp hoặc tạo ra nhiều giá trị. Nếu không được sắp xếp hợp lý, đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa, các quy trình có thể gây nhầm lẫn và khó theo dõi. 

2.4 Nguyên liệu (material)

Nguyên liệu - nguyên liệu thô, linh kiện và vật tư tiêu hao cần thiết để tạo ra một sản phẩm cuối cùng . Vật liệu thường được quản lý kém do chỉ định sai, dán nhãn sai, bảo quản không đúng cách, quá hạn sử dụng, cùng các yếu tố khác.

2.5 Đo lường (measurement)

Đo lường - Kiểm tra thủ công hoặc tự động các phép thể đo vật lý (khoảng cách, thể tích, nhiệt độ, áp suất,..). Đôi khi, các phép đo có thể không nhất quán khiến việc sử dụng dữ liệu trở nên khó khăn để đưa ra kết luận có thể lặp lại giúp tìm hiểu nguyên nhân nhất quán.

2.6 Môi trường (mother nature)

Môi trường - Các yếu tố môi trường không để đoán và kiểm soát được như: thời tiết, lũ lụt, động đất, hỏa hoạn,... Mặc dù có nhiều yếu tố môi trường có thể đón và kiểm soát được nhưng có một số yếu tố môi trường không thể tránh khỏi.

Lời kết, 

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về biểu đồ xương cá và 6 thành phần tạo nên biểu đồ này. Khi sử dụng 6M thì hãy nghiên cứu và tìm hiểu kỹ để có thể hợp tác, xác định các nguyên nhân gốc rễ gây ảnh hưởng đến kết quả cùng. Chúc bạn thành công!


KPI là công cụ đo lường chất lượng công việc qua các chỉ tiêu định lượng như tỷ lệ, số liệu cụ thể theo thời gian. Vậy làm thế nào để xác định KPI và có những loại chỉ tiêu KPI nào trong doanh nghiệp? Cùng khám phá nhé!

1. Cách xác định chỉ số KPI

Quá trình tạo ra KPI phải gắn liền với một mong muốn trong khoảng thời gian cụ thể của doanh nghiệp hay tổ chức. Các câu hỏi để xác định KPI thường là: 

  • Công ty mong muốn có kết quả gì? Tại sao?
  • Cách thức đo lường và tác động đến quá trình đạt được kết quả đó là gì?
  • Ai là người chịu trách nghiệm?
  • Làm thế nào để biết bạn, phòng ban của bạn đã đạt được kết quả như mục tiêu đã đề ra?
  • Xem xét và đánh giá quy trình đạt mục tiêu như thế nào?

2. Phân loại chỉ tiêu KPI

4 loại chỉ tiêu KPI thường gặp nhất trong doanh nghiệp hiện nay. 

1. KPI vận hành

KPI vận hành là loại KPI phổ biến nhất trong doanh nghiệp và thường được áp dụng trong khoảng thời gian ngắn. Loại KPI này giúp chúng ta biết được các công việc của mỗi cá nhân, mỗi phòng ban trong doanh nghiệp đang diễn biến như thế nào, có hiệu quả hơn. 

Do vậy, KPI vận hành hướng tới hiệu suất và tiến độ công việc nên mang tính cụ thể và rõ ràng. Ví dụ: KPI của vị trí SEO content thường được đo lường bởi số lượng bài viết theo tuần/tháng, số bài viết/từ khóa lên top tìm kiếm, …

2. KPI chiến lược 

Trái ngược với KPI vận hành thì KPI chiến lược là chỉ số cấp cao và được những nhà quản lý, CEO của doanh nghiệp sử dụng. Thay vì đo lường các chỉ số cụ thể, KPI chiến lược hướng tới tầm nhìn lớn hơn, gắn với các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Ví dụ: KPI của CEO có thể là mở rộng chi nhánh, tăng trưởng lợi nhuận, …

2.3 KPI sơ cấp 

KPI sơ cấp được dùng để dự đoán hiệu suất công việc trong tương lai. Loại KPI này tương đối khó xây dựng vì nó phụ thuộc nhiều vào thực tế triển khai hoặc các tác động khách quan bên ngoài như nhu cầu thị trường, xu hướng, …

2.4 KPI thứ cấp 

KPI thứ cấp là chỉ số KPI được sử dụng để xác định kết quả của hiệu suất công việc đã hoàn thành trong quá khứ. KPI thứ cấp dễ dàng đo lường được vì chỉ cần dựa vào dữ liệu, số liệu trong quá khứ.

Trên đây là cách xác định và phân loại KPI. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số KPI nhé!

 Mỗi nhà quản trị lại có một phong cách quản trị khác nhau. Phong cách quản trị thể hiện cách thức ứng xử của từng nhà quản trị qua các hoàn cảnh cụ thể. Vậy phong cách quản trị là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến phong cách quản trị. Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. Phong cách quản trị là gì? 

Phong cách quản trị trong tiếng anh gọi là Administrative Style.

Phong cách quản trị là tổng thể các phương thức ứng xử (cử chỉ, lời nói, thái độ, hành động) ổn định của chủ thể quản trị với một cá nhân hoặc nhóm người (đối tượng quản trị, khách hàng,...) trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản trị của mình.

Khi nói đến phong cách quản trị người ta thường nói đến phong cách của đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp: những nhà quản trị cấp cao (lãnh đạo), cấp trung gian và cấp cơ sở mà người đứng đầu trong hoạt động điều hành là Giám đốc doanh nghiệp.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phong cách quản trị

2.1 Chuẩn mực xã hội

Phương thức cụ thể của bất kỳ cá nhân nào đều được hình thành trên cơ sở chuẩn mực xã hội như truyền thống đạo đức, lễ giáo, phong tục tập quán cũng như một số chuẩn mực đã được thể chế hóa phù hợp với cương vị cũng như đặc điểm nghề nghiệp.

2.2 Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa, học thức của các nhà quản trị tác động đến phương thức ứng xử của họ đối với những người xung quanh, điều đó được thể hiện qua sự khác nhau giữa lời nói, thái độ và hành động với các đối tượng khác nhau.

2.3 Kinh nghiệm sống

Kinh nghiệm sống, môi trường sống của từng cá nhân đó được xem như những yếu tố bên ngoài có tác động tới việc hình thành và làm thay đổi nhận thức, thay đổi những hành động của cá nhân trong phương thức ứng xử với người xung quanh.

2.4 Khí chất, tính cách cá nhân

Sự hình thành phương thức ứng xử của từng cá nhân không thể không do chính khí chất (tính nóng nảy hay dịu dàng, mãnh liệt hay ôn hòa,...), phẩm chất và nhân cách của cá nhân đó quy định.

2.5 Trạng thái tâm lý cá nhân

Trạng thái tâm lý cá nhân chính là hoàn cảnh cụ thể của môi trường mà mỗi cá nhân phản ứng lại. Hoàn cảnh cụ thể của môi trường tác động trực tiếp và tạo phản ứng của mỗi nhà quản trị. Trong nhiều trường hợp, trạng thái tâm lý cá nhân dẫn đến cách ứng xử của nhà quản trị hoàn toàn khác với hoàn cảnh bình thường của môi trường.

3. Phong cách quản trị chủ yếu

Trong cả quan hệ đối nội cũng như đối ngoại, mỗi nhà quản trị đều có thể ứng xử theo một trong các phong cách cụ thể sau:

Phong cách dân chủ

Phong cách thực tế

Phong cách mạnh dạn

Phong cách chủ nghĩa cực đại 

Phong cách tập trung chỉ huy

Lời kết, 

Bài viết trên đây đã cho chúng ta hiểu được phong cách quản trị là gì và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Ngoài ra, chúng ta còn biết thêm về các phong cách quản trị chủ yếu. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho bạn bè và mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Công cụ đánh giá ứng viên là phương pháp giúp nhà tuyển dụng xác định năng lực của ứng viên. Dưới đây là top 3 công cụ thông dụng nhất mà bạn nên biết. 

1. Các bài kiểm tra đánh giá 

Theo khảo sát của AMA (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ), có đến 70% doanh nghiệp sử dụng các bài kiểm tra kỹ năng chuyên môn, 46% sử dụng các bài kiểm tra tính cách và 41% sử dụng các bài kiểm tra khả năng tính toán và tư duy ngôn ngữ cơ bản để sàng lọc hồ sơ ứng viên.

Các bài kiểm tra đánh giá bao gồm đánh giá tính cách, đánh giá tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, kiến thức và kỹ năng. Việc áp dụng các bài test online trong quá trình tuyển dụng giúp gia tăng tính chính xác khi đưa ra các quyết định. Đồng thời, loại bỏ sự cảm tính của người tuyển dụng trong đánh giá.

2. Phiếu đánh giá ứng viên

Phiếu đánh giá ứng viên được sử dụng trong quá trình phỏng vấn hoặc các vòng tuyển dụng khác. Vai trò là giúp nhà tuyển dụng ghi chép những nội dung đánh giá chi tiết từng ứng viên, là cơ sở để phân loại, chọn lọc ứng viên phù hợp với vị trí đang tuyển.

Ưu điểm của công cụ đánh giá ứng viên là dễ triển khai với số lượng ứng viên lớn; dễ dàng bổ sung hay rút gọn các tiêu chí đánh giá; nắm bắt đầy đủ thông tin ứng viên; ... Tuy nhiên, điểm yếu của phiếu đánh giá là thường bị chi phối nhiều bởi tính chủ quan của người phỏng vấn.

3. Phỏng vấn tuyển dụng

Phỏng vấn ứng viên là một công việc không hề dễ dàng đối với bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Để có thể dẫn dắt một buổi phỏng vấn đi đến thành công, thì người phụ trách tuyển dụng nên tham khảo một số công cụ như: DISC, MBTI, STAR, 3Q, ... 

John Doerr - người phát triển OKR đã có những chia sẻ về lợi ích của OKR trong tờ Havard Business Review. Đó là 5 tiêu chí F (Focus), A (Alignment), C (Commitment), T (Tracking), S (Stretching) hay F.A.C.T.S.

1. F (Focus) - Tập trung

Tập trung là lợi ích của OKR bởi khi đặt ra các OKR thì bạn bị giới hạn số lượng. Có thể có nhiều hơn một mục tiêu nhưng tốt nhất chỉ nên giới hạn 3 mục tiêu. 


Bạn nên hạn chế số lượng điều cần tập trung vào. Một chu kỳ OKR bắt đầu với câu hỏi “Điều gì là quan trọng nhất trong ba (sáu hay mười hai) tháng tới?” Cách giới hạn này khiến OKR khác với các hệ thống thiết lập mục tiêu khác vì chúng mang tới những lựa chọn tạo nên sự khác biệt.

2. A (Alignment) - Liên kết, Phối hợp và Đồng bộ

OKR của từng thành viên trong tổ chức đều hướng tới việc hoàn thành những OKR cấp cao. Hoạt động của mỗi người tập trung vào những OKR này và tất cả các công việc đều trở nên có ý nghĩa hơn.

Bạn sẽ chứng kiến tinh thần hợp tác cao giữa các bộ phận với nhau. Theo Harvard Business Review, các tổ chức có nhân viên được liên kết cao có khả năng trở thành những công ty hàng đầu trong lĩnh vực đó.

3. C (Commitment) - Cam kết

Việc theo dõi định kỳ sẽ tạo ra sự cam kết của thành viên đối với OKR của họ. Mỗi cá nhân phải tạo ra các tín hiệu rõ ràng cho mọi người thấy rằng họ đang tập trung vào OKR. 

Do OKR của mỗi người đều liên quan đến cá nhân khác nên gần như bạn khó lòng đi chệch hướng. Bất kỳ khi nào có người gặp khó khăn, những người còn lại sẽ biết và công việc sẽ được kết nối, điều chỉnh để giúp đỡ lẫn nhau.

4. T (Tracking) - Theo dõi

Theo dõi OKR thường xuyên từ khi khởi động đến khi kết thúc là điều cần thiết để chúng ta không đi lệch hướng. Mặc dù OKR không yêu cầu theo dõi hàng ngày nhưng nếu được hãy kiểm tra định kỳ hàng tuần. “Bạn có đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu này hay không? Tại sao có hay tại sao không?”

5. S (Stretching) - Kéo dài

Kéo dài (S) là lợi ích của OKR không kém phần quan trọng. OKR thúc đẩy các tổ chức liên tục phấn đấu hơn nữa để tạo ra kết quả nhiều hơn so với những gì họ nghĩ là có thể. Ngoài ra, OKR giúp xóa bỏ thực trạng trì trệ, sự cứng nhắc của tổ chức. Ngay cả khi doanh nghiệp tăng trưởng đều đặn và muốn bứt phá hơn nữa, OKR cũng có thể là lựa chọn phù hợp.

Lời kết: Trên đây là lợi ích của OKR theo tiêu chí F.A.C.T.S. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn và doanh nghiệp hiểu hơn về lợi ích của công cụ này mang lại. 


OKR là gì? OKR có phải là công cụ quản trị hiệu suất trong doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu về OKR trong bài viết hôm này nhé! 

1. OKR là gì? 

"OKR hay Objectives and Key Results là một phương thức quản lý biến thế của Quản lý theo mục tiêu với mục đích kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả mọi thành viên trong tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra."

Phương thức này được phát triển bởi Andy Grove tại Intel vào cuối những năm 1970 và John Doerr tiếp tục kế thừa và phổ biến phương pháp này tại Google. Hiện tại, OKR đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều tập đoàn, công ty công nghệ như Google, Twitter, Zynga, LinkedIn, …

2. Cấu trúc của OKR là gì? 

OKR được xây dựng dựa trên hai câu hỏi sau: 

  • Objectives (Mục tiêu): Tôi muốn đi đâu?
  • Key Result (Kết quả then chốt): Tôi đến đó bằng cách nào?

Objective là mục tiêu của công ty, phòng ban hoặc cá nhân và Key Result là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Hệ thống OKR được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức cho tới từng cá nhân, tạo ra sự liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung chí hướng.

3. Mô hình OKR trông như thế nào? 

OKR trong doanh nghiệp được minh họa trong hình dưới đây:

Trong mô hình OKR, mục tiêu cá nhân và phòng ban được kết nối với mục tiêu cấp cao của công ty thông qua kết quả đo lường. Nghĩa là mục tiêu của mỗi cấp độ sẽ được dựa trên Objective và Key Result của cấp độ cao hơn.

OKR cấp độ công ty luôn được quan tâm nhất. Tiếp theo là OKR cấp độ bộ phận và phòng ban sẽ là ưu tiên (thay vì phòng ban chỉ thực hiện hàng loạt các OKR cá nhân). Cuối cùng, OKR cấp độ cá nhân thể hiện công việc mà cá nhân đó sẽ tập trung hoàn thành trong một thời gian. 

4. Nguyên lý hoạt động của OKR là gì? 

Điểm khác biệt của OKR so với các công cụ quản lý mục tiêu khác là dựa trên hệ thống niềm tin:

  • Tính tham vọng: Objective luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực hiện có.
  • Tính đo lường được: Key Result thường được gắn với các mốc có thể đo lường được.
  • Tính minh bạch: Tất cả thành viên từ CEO đến thực tập sinh đều có thể thấy và theo dõi OKR của tổ chức.
  • Tính hiệu suất: OKR không được dùng để đánh giá hiệu quả, hiệu suất làm việc của nhân viên.
Lời kết: Vừa rồi là những thông tin cơ bản về OKR. Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp cụ thể cho bạn OKR là gì và những điều cần biết về OKR. 

Có thể nói, nhân viên là một phần không thể thiếu trong tổ chức. Nếu quản lý tốt, họ sẽ trở thành tài sản vô giá nhưng nếu quản lý kém thì họ sẽ kéo cả tập thể đi xuống. Vậy nên, quản trị nhân sự là vô cùng quan trọng đối với nhà quản lý, lãnh đạo. 

1. Phản hồi rõ ràng trong mọi tình huống 

Trước khi đưa ra những lời khiển trách nhân viên do chưa đủ nỗ lực hay làm việc kém hiệu quả, hãy cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt. Bạn hãy nói với nhân viên rằng chất lượng công việc đang giảm sút.

Sau đó, hãy truyền đạt về những điều cần thay đổi: điều chỉnh cách tiếp cận công việc hay hạn định thời gian mà công ty đưa ra để xoay chuyển tình thế và cải thiện hiệu suất. Vì vậy, cách quản lý nhân sự hiệu quả đôi khi chỉ là sự thúc đẩy đúng hướng. 

2. Tìm hiểu xem nhân viên đang làm việc cho điều gì

Lời khuyên để quản lý nhân sự hiệu quả đó là thấu hiểu mong muốn của nhân viên. Đó có thể là mục tiêu dài hạn hay nguyện vọng cũng như vị trí mà họ muốn đạt được trong vòng một đến ba năm tới. 

Bên cạnh đó, sự thiếu cam kết của các thành viên cũng bắt nguồn từ cảm giác bị đánh giá thấp hay được giao phó quá nhiều công việc cùng lúc. Để khắc phục điều này, cần có sự hiểu biết về những người cùng tham gia. Những thông tin giá trị đó sẽ đảm bảo nhân viên được phân công vào đúng vị trí, vai trò và nhiệm vụ.

3. Lắng nghe và thảo luận về những quản điểm bất đồng

Giao tiếp là cuộc đối thoại hai chiều và đây là lúc người quản lý, lãnh đạo lắng nghe quan điểm từ nhân viên. "Lý do nào cho sự thay đổi thái độ làm việc không? Cấp dưới không còn nỗ lực cao nhất cho công việc vì họ đang không hài lòng với điều gì?" Khai thác nguyên nhân của mọi vấn đề là việc vô cùng quan trọng đối với mỗi thành viên trong công ty. 

4. Đặt ra các mục tiêu về hiệu suất công việc cùng nhân viên

Đưa ra các mục tiêu về hiệu suất mà nhân viên cần đạt được là vô cùng quan trọng. Người quản lý, lãnh đạo nên hỏi nhân viên xem họ muốn cải thiện điều gì, muốn gặt hái những gì và kỹ năng mới muốn học hỏi là gì. Từ đó, thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn và phấn đầu vì một mục tiêu nhất định. 

Bên cạnh những cách quản lý nhân sự hiệu quả trên, bạn có thể thử một số cách khác như giải quyết các mối quan tâm mang tính công ty, theo dõi thường xuyên hay công nhận, khen thưởng cho những tiến bộ, ... Tham khảo bài viết để hiểu thêm về các cách này nhé!

L&D được biết đến với vai trò cải thiện văn hóa nơi làm việc, thu hẹp khoảng cách kỹ năng và tăng tỷ lệ giữ chân cho nhân viên. Vậy L&D là gì? Vai trò của nó như thế nào trong doanh nghiệp. Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu ngay nhé.

1. L&D là gì?

L&D là viết tắt của từ learning and development. Đây là một trong những trách nhiệm của bộ phận nhân sự trong bất kỳ tổ chức nào, mục đích của L&D là cung cấp cho nhân viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để phát triển trong vai trò của mình cũng như của công ty.

L&D có nhiều hình thức và quy mô bao gồm: các khóa học trực tuyến, đào tạo trực tiếp và tư vấn.

2. Vai trò của L&D trong doanh nghiệp

L&D là vũ khí bí mật của mọi tổ chức trong việc xây dựng nơi làm việc và lực lượng lao động lý tưởng. Dưới đây là vai trò của nó trong doanh nghiệp

2.1 Văn hóa làm việc tích cực

Việc đào tạo và phát triển của nhân viên thể hiện sự quan tâm và cam kết của công ty đối với thành công lâu dài của nhân viên, điều này khiến họ được trao quyền và hỗ trợ nhiều hơn. Việc này tạo ra một môi trường hợp tác và linh hoạt hơn. Khoảng 64% nhân viên tin rằng việc đào tạo giúp họ thích nghi hơn với sự thay đổi.

2.2 Sự liên kết giữa công ty và nhân viên

Ngày nay, thế hệ Z và Millennials đang tìm cách gia nhập các công ty quan tâm đến việc nâng cao sức khỏe khác tổng thể của con người và thực hiện những thay đổi tích cực tại nơi làm việc.

Đối với 25% chuyên gia tại châu  Âu, làm việc cho một công ty coi trọng họ là ưu tiên nghề nghiệp hàng đầu và 60% chuyên gia coi sự phát triển nghề nghiệp là một phần rất quan trọng trong lời mời làm việc.

2.3 Giữ chân nhân viên lâu hơn

Công ty bạn đã trở thành một công ty có tỷ lệ nhân viên gắn bó lâu dài nhất không? Tỷ lệ nghỉ việc của công ty bạn có đang báo động? Nếu có hãy cung cấp thêm nhiều cơ hội học tập cũng như luân chuyển nội bộ để khắc phục điều đó. Hãy nhớ rằng: Đào tạo nhân viên hiện tại thường tiết kiệm chi phí hơn là thuê nhân viên mới.

2.4 Tăng sự tương tác và tạo động lực

Để tăng cường sự tham gia và động lực của nhân viên, hãy kết hợp học tập dựa vào chiến lược L&D của bạn, 92% chuyên gia L&D tin rằng phong cách học tập này sẽ giúp thúc đẩy cảm giác thân thuộc tại nơi làm việc.

2.5 Cải thiện chất lượng công việc và hiệu suất

Các công ty đầu tư vào việc học tập của nhân viên có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hiệu suất hơn vì họ được cập nhật nhiều thông tin ngành, có kỹ năng mạnh hơn vào khả năng của họ. 83% nhân viên gen Z rất cởi mở với việc cải tiến, muốn học hỏi các kỹ năng sẽ giúp họ thực hiện tốt hơn trong vai trò hiện tại của mình.

2.6 Xây dựng thương hiệu tuyển dụng 

Đưa ra các kế hoạch L&D có thể định vị công ty bạn như một công ty hàng đầu của lĩnh vực đó, mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh và nâng cao danh tiếng của thương hiệu tuyển dụng. Đầu tư nhân sự cũng chính là đầu tư vào công ty.

Với tư cách là một chuyên gia nhân sự hoặc L&D, bạn có thể giúp nhân viên trở thành những người tốt nhất và có thể đạt được thành công ngoài mục tiêu của họ, bắt đầu bằng cách tiếp cận hợp tác, phù hợp với chiến lược L&D của tổ chức bạn. 

Lời kết,

Bài viết trên đây đã cho chúng ta biết được L&D là gì và vai trò của nó trong doanh nghiệp. Mong rằng bạn có thể áp dụng L&D trong doanh nghiệp của bạn nhé. Chúc bạn thành công!

 Sau khi tổ chức hình dung rõ ràng các mục tiêu tài chính và khách hàng thì những mục tiêu trong quy trình nội bộ sẽ được mô tả trong bản đồ chiến lược. Cùng làm rõ hơn trong bài viết này nhé!

1. Các quy trình quản lý khách hàng

Quy trình quản lý khách hàng mở rộng mối quan hệ với các khách hàng mục tiêu. Bốn quy trình quản lý khách hàng gồm chọn lọc khách hàng mục tiêu, thu hút khách hàng mục tiêu, giữ chân khách hàng và phát triển kinh doanh với khách hàng.

2. Các quy trình quản lý nghiệp vụ

Các quy trình quản lý nghiệp vụ liên quan tới quy trình làm việc để sản xuất và đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Vì vậy, các mục tiêu liên quan đến việc tìm nguồn hay mua hàng thường được thể hiện trong bản đồ chiến lược.

Bên cạnh tìm nguồn hàng, nhóm quy trình này còn có thể bao gồm việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới, phân phối và quản lý rủi ro.

3. Các quy trình đổi mới, cải tiến

Các quy trình cải tiến để phát triển sản phẩm, dịch vụ thường có vai trò giúp tổ chức thâm nhập thị trường và phân khúc khách hàng mới. Quản lý đổi mới bao gồm nhóm quy trình chính: xác định cơ hội cho sản phẩm/dịch vụ mới, quản lý danh mục nghiên cứu và phát triển, thiết kế và phát triển, mang sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường.

4. Các quy trình điều chỉnh và xã hội

Các tổ chức nên duy trì mối quan hệ tích cực với các nhà điều chỉnh và viên chức chính phủ, đồng thời, tôn trọng các quy định về chính sách nhân viên, môi trường, đầu tư vào cộng đồng, …

Ngoài ra, một công ty phải vừa đóng góp và vừa dựa vào sự thịnh vượng của cộng đồng. Trên bản đồ chiến lược, các mục tiêu có thể là “trở nên thân thiết với cộng đồng”, “đóng góp và sự phát triển bền vững của cộng đồng”, …

CRM là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty. Tuy nhiên đối với rất nhiều người chưa từng tiếp xúc với hệ thống này thì CRM vẫn còn vô cùng xa lạ và mới mẻ. Vậy hệ thống CRM là gì? Lợi ích của hệ thống này trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. Hệ thống CRM là gì?

CRM (Customer Relationship Management) nghĩa là quản lý quan hệ khách hàng. CRM là sự kết hợp giữa các chiến lược và công nghệ để cải thiện và xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại và các khách hàng tiềm năng.

Hệ thống CRM được tạo ra với nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu chính là thu hút và chăm sóc các khách hàng tiềm năng để tăng chuyển đổi bán hàng, cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng và tạo nên những khách hàng trung thành của công ty. 

2. Lợi ích của hệ thống CRM đối với doanh nghiệp

Dưới đây, Blognhansu sẽ bật mí cho bạn 5 lợi ích tiêu biểu của CRM đối với doanh nghiệp.

2.1 Cải thiện việc tổ chức thông tin

Doanh nghiệp cần loại bỏ việc ghi chép thông tin khách hàng qua giấy nhớ hoặc các giấy tờ khác mà thay vào đó hãy sử dụng công nghệ quản lý thông tin khách hàng CRM. Nó không chỉ định lượng và phân tích chính xác dữ liệu mà còn có thể cung cấp dữ liệu đó đến các bộ phận cần đến nó nhanh chóng hơn.

Hệ thống CRM cho phép bạn lưu trữ các danh sách lớn khách hàng và các thông tin quan trọng liên quan tới họ. Nhờ vào điện toán đám mây, việc lưu trữ tệ khách hàng rất thuận tiện giúp giảm lãng phí thời gian nhân viên và khách hàng. Từ đó, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tích cực.

2.2 Nâng cao khả năng truyền đạt thông tin

Như đã đề cập ở trên, CRM giúp mọi nhân viên cùng truy cập vào một dữ liệu khách hàng. Khi khách hàng của bạn chỉ liên lạc thông qua một liên hệ chính duy nhất nhưng tại một thời điểm nào đó, liên hệ đó có thể không sẵn sàng để tiếp tục chăm sóc khách hàng và điều đó có nghĩa là khách hàng có thể bắt buộc phải làm việc với người mới - người thay thế cho người cũ. Và việc đó khiến nhiều khách hàng sẽ cảm thấy không vui khi phải bắt đầu làm việc với người mới vì nhân viên thay thế không hiểu rõ được sở thích và vấn đề mà họ đang gặp phải.

Để loại bỏ mối lo ngại này, CRM sẽ cung cấp thông tin khách hàng chi tiết cho bất kỳ ai cần đến, giúp giải quyết vấn đề của việc ai đang làm khách hàng và khiến khách hàng cảm thấy hài lòng.

2.3 Cải thiện dịch vụ khách hàng

Khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng nếu như sự cố của họ không được giải quyết nhanh chóng. Với CRM, khi khách hàng liên hệ qua công ty của bạn thì quản lý có thể truy cập vào các hoạt động của khách hàng và hỗ trợ họ trong việc tìm ra giải pháp. Điều này khiến các vấn đề của khách hàng được giải quyết dễ dàng hơn bao giờ hết.

2.4 Tự động hóa công việc hàng ngày

Đội Sales phải thực hiện rất nhiều công việc nhỏ lẻ: những mẫu đơn cần được điền, báo cáo cần được gửi, các vấn đề về pháp lý cần được giải quyết - những công việc phụ trợ này quan trọng nhưng tốn thời gian trong việc bán hàng.

CRM được thiết kế để loại bỏ gánh nặng của những nhiệm vụ này khỏi vai nhân viên nhờ vào các tính năng tự động hóa (Automation),  cho phép các nhân viên bán hàng của bạn sẽ có thể tập trung nhiều nỗ lực hơn vào việc chốt khách hàng tiềm năng và giải quyết các vấn đề của khách hàng thay vì mất thời gian xử lý các công việc chi tiết khác.

2.5 Cải thiện dữ liệu phân tích và báo cáo 

CRM lưu trữ thông tin ở mọi nơi giúp việc phân tích và tổng hợp tất cả dữ liệu với nhau, dễ dàng tích hợp các công cụ plugin khác nhau vào CRM để tạo báo cáo tự động.

Cá nhân hóa chế độ xem dashboard để nhanh chóng xác định vị trí thông tin cần thiết như thông tin bán hàng, mục tiêu sale và báo cáo hiệu suất để đạt được các cơ hội chưa được khai thác. Bạn có thể đưa ra các quyết định một cách hiệu quả để có được niềm tin của khách hàng và lợi nhuận dài hạn với dữ liệu báo cáo tốt hơn.

Lời kết,

Hệ thống CRM rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Chìa khóa để mang đến cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng là bạn phải hiểu họ muốn gì. CRM sẽ giúp bạn và khách hàng giao tiếp và dịch vụ khách hàng sẽ được cải thiện tốt hơn. MOng rằng hệ thống này sẽ giúp bạn nhiều trong công việc và doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!