Thứ Hai, 30 tháng 9, 2024

PDCA là một chu trình được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Chu trình này được  các doanh nghiệp biết đến trong việc lập kế hoạch, thiết lập công việc, và cải tiến. Vậy để hiểu rõ PDCA là gì? Chu trình của nó được thực hiện như thế nào? Blognhansu sẽ giúp bạn giải đáp nhé.

1. PDCA là gì?

Chu trình PDCA (PDCA Cycle), có tên gọi khác là vòng tròn chất lượng, hay vòng tròn DEMING. Cụm P-D-C-A là viết tắt của: Plan - Lập kế hoạch; Do - Triển khai kế hoạch đã lập.; Check - Kiểm tra việc triển khai kế hoạch; Act - Thực hiện việc điều chỉnh, cải tiến, đào tạo thích hợp, sau đó bắt đầu với việc lập kế hoạch điều chỉnh, cải tiến và thực hiện chu trình PDCA mới.

2. Chu trình PDCA được hoạt động như thế nào trong doanh nghiệp?

2.1 Bước 1: Lập kế hoạch (Plan)

Với bước lập kế hoạch này, doanh nghiệp cần xác định những yếu tố sau:

  • Xác định vấn đề cần giải quyết hoặc phòng ngừa.
  • Xác định mục tiêu cụ thể của việc lập kế hoạch.
  • Những mục tiêu được đặt ra thông qua việc xác định các quy trình, hành động cần thực hiện.
  • Xác định được các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động quy trình đó.

Với P, các doanh nghiệp thường sử dụng thông qua sơ đồ Gantt hay thiết lập kế hoạch trong 1 trang giấy.

2.2 Bước 2: Triển khai kế hoạch đã lập (Do)

Chúng ta có thể triển khai như sau:

  • Doanh nghiệp cần phổ biến kế hoạch tới các cá nhân/ bộ phận, các phòng ban có liên quan.
  • Căn cứ nội dung cụ thể của bản kế hoạch, doanh nghiệp sẽ triển khai công việc vào trong thực tế.
  • Ghi lại những dữ liệu, thông tin thu thập được trong quá trình thực hiện.

=> D sẽ mang lại cơ sở phục vụ về hoạt động đánh giá trong tương lai.

2.3 Bước 3: Kiểm tra việc triển khai kế hoạch (Check)

Tại bước kiểm tra này, doanh nghiệp cần:

  • Tổ chức một cuộc đánh giá kiểm tra
  • Xác nhận độ hoàn thành cùng kết quả trong thực tế so với những chỉ tiêu được đặt ra trong kế hoạch.
  • Phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện và tìm hiểu nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của chúng tới bản kế hoạch.
  • Đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp.

2.4 Bước 4: Thực hiện việc điều chỉnh, cải tiến, đào tạo (Act)

Từ các khó khăn, vấn đề được nhận định từ hoạt động đánh giá, doanh nghiệp cần:

  • Thiết lập các biện pháp phòng ngừa, khắc phục cho phù hợp và đạt mức hiệu quả cao.
  • Cập nhật các thông tin vào kho dữ liệu, căn cứ vào đó áp dụng vào các hoạt động, dự án trong tương lai.
  • Sau khi điều chỉnh, cải tiến thì sẽ thực hiện lập kế hoạch mới và hình thành PDCA mới.

Lời kết: Mong rằng bài viết trên sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ thêm về PDCA là gì và chu trình hoạt động của PDCA. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy comment ở bên dưới để được giải đáp sớm nhất nhé.


Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng mà ai cũng cần có và trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn tuyển những người có giao tiếp tốt. Vậy theo bạn kỹ năng giao tiếp là gì và các hình thức giao tiếp. Blognhansu sẽ giúp bạn giải đáp điều đó nhé.

1. Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp là khả năng của một người trong việc ứng xử và truyền đạt ý kiến, thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu đến người khác. Thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, giọng điệu và biểu cảm khuôn mặt để tạo ra những sự tương tác và truyền tải thông điệp và lắng nghe, phản hồi để đạt được mục tiêu trong giao tiếp. Điều này giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ xã hội, làm việc nhóm cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp trong môi trường làm việc.

Kỹ năng giao tiếp còn bao gồm nhiều yếu tố:

  • Ngôn ngữ: Sử dụng các từ ngữ, ngữ điệu, ngữ khí phù hợp để truyền đạt ý kiến một cách dễ hiểu và lôi cuốn người nghe.
  • Lắng nghe: Khả năng lắng nghe, đồng cảm để tăng sự hiểu biết bà tạo sự đồng thuận giữa 2 bên với nhau.
  • Góc nhìn: Đưa ra quan điểm và lập luận một cách logic, thuyết phục được người khác chấp nhận hoặc hiểu và chia sẻ quan điểm đó.
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ: Gồm các cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể,....và biết đọc dấu hiệu phi ngôn ngữ của người khác.
  • Giải quyết xung đột: Duy trì mối quan hệ với người khác.
  • Tự tin: Khi trình bày ý kiến và ý tưởng, bạn không sợ trình bày quan điểm của mình và có khả năng nói chuyện trước đám đông.
  • Kiên nhẫn: Phải có sự thấu hiểu và kiên nhẫn khi người khác có thể không hiểu hoặc đồng ý ngay lập tức.
  • Tương tác xã hội: Tạo mối quan hệ tốt đẹp và tương tác với đồng nghiệp bạn bè cũng như cộng đồng xung quanh.

2. Các hình thức trong giao tiếp

2.1 Giao tiếp bằng lời nói

Đây là hình thức được mọi người sử dụng phổ biến nhất. Một vài ví dụ bằng lời nói:

  • Thảo luận trong cuộc họp nhóm.
  • Đưa ra những ý kiến của mình trong buổi họp.
  • Truyền đạt thông tin trong buổi thuyết trình.
  • Trao đổi ý kiến và ý trong cuộc trò chuyện nhóm.

2.2 Giao tiếp bằng văn bản

Hình thức này thường được giao tiếp bằng email, tin nhắn, ghi chú, báo cáo, tài liệu,...

  • Gửi email để trao đổi thông tin và yêu cầu. 
  • Gửi tin nhắn để thông báo và thảo luận.
  • Viết báo cáo hoặc tài liệu để chia sẻ thông tin chi tiết.

2.3 Giao tiếp bằng hình ảnh 

Gồm việc giao tiếp bằng bản đồ, hình ảnh, tranh ảnh, biểu đồ,...

  • Sử dụng biểu đồ để trình bày dữ liệu và số liệu.
  • Sử dụng hình ảnh hoặc tranh ảnh để minh họa ý tưởng và khái niệm.
  • Sử dụng bản đồ để mô tả sự phân bổ địa lý hay quy trình.

2.4 Giao tiếp bằng hành động

Sử dụng giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, biểu hiện khuôn mặt, thái độ, phong cách ăn mặc,...

  • Sử dụng cử chỉ và biểu hiện để truyền đạt ý kiến và tình cảm.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện thái độ và ra quyết định.
  • Phong cách ăn mặc để truyền đạt văn hóa và tính cách cá nhân.

2.5 Giao tiếp bằng phương tiện truyền thông

Giao tiếp bằng truyền hình, radio, báo chí,...hoặc các phương tiện truyền thông khác.

  • Tham gia phỏng vấn trên truyền hình hoặc radio.
  • Đọc và viết bài báo cho các phương tiện truyền thông.
  • Sử dụng các kênh truyền thông xã hội để giao tiếp và chia sẻ thông tin.

2.6 Giao tiếp bằng trực quan

Thông qua âm nhạc, biểu đồ, ký hiệu,..

  • Sử dụng âm nhạc để truyền đạt cảm xúc và ý nghĩa.
  • Sử dụng biểu đồ, ký hiệu để đưa ra thông tin một cách dễ hiểu.
  • Sử dụng các phương tiện truyền thông: video, phim,...để truyền tải thông điệp một cách sinh động.

Lời kết: Mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được kỹ năng giao tiếp là gì và 6 hình thức phổ biến trong giao tiếp. Kỹ năng là giao tiếp là điều tất yếu và quan trọng trong việc truyền đạt ý kiến, tạo sự hiểu biết và nâng cao tính tương tác trong môi trường làm việc và xã hội.


 Một nhà quản trị tốt cần trang bị những kỹ năng quản trị nào? Trong bài viết này, cùng tìm hiểu kỹ năng quản trị là gì và các kỹ năng cần có nhé! 

1. Kỹ năng quản trị là gì? 

"Kỹ năng quản trị, trong tiếng Anh là Administrative Skills, là những khả năng ứng dụng từ lý thuyết sang thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Tùy theo các cấp quản trị thì yêu cầu, đòi hỏi và mức độ ưu tiên với các kỹ năng quản trị là khác nhau."

2. Các kỹ năng quản trị mà nhà lãnh đạo nên có 

2.1 Kỹ năng nhận thức chiến lược 

Đầu tiên, kỹ năng nhận thức chiến lược đó là khả năng phân tích, nhạy cảm trong dự báo về cơ hội và đe dọa trong môi trường kinh doanh. Mục đích đó là xây dựng chiến lược kinh doanh sát với thực tiễn sẽ xảy ra với sự tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế đến mức tối thiểu các đe dọa đối với tổ chức. 

2.2 Kỹ năng lập kế hoạch 

Kỹ năng quản trị cực kỳ quan trọng để trở thành nhà quản trị tài giỏi là lập kế hoạch. Nên bạn có thể tham gia hoặc không tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo chính sách và chiến lược của tổ chức. VDo đó, nhà quản trị cần đưa ra mục tiêu cho cấp dưới và yêu cầu họ chịu trách nhiệm để đáp ứng mục tiêu đó.

2.3 Kỹ năng kỹ thuật 

Kỹ năng kỹ thuật là những hiểu biết về thực hành theo quy trình ở một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó. Chẳng hạn, đó là kỹ năng tổ chức lao động khoa học, kỹ năng hoạch định chiến lược, kỹ năng tổ chức hoạt động marketing …

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số kỹ năng khác như tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và hợp tác, chỉ đạo và giám sát, lắng nghe và thấu hiểu, ... 

Phong cách quản trị là việc thể hiện cách ứng xử của nhà quản trị trong mỗi trường hợp cụ thể. Vậy phong cách quản trị là gì và nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến nó? 

1. Phong cách quản trị là gì? 

Phong cách quản trị (Administrative Styles) là "tổng thể các phương thức ứng xử (cử chỉ, lời nói, thái độ, hành động) ổn định của chủ thể quản trị với một cá nhân hoặc nhóm người (khách hàng, đối tượng quản trị, …) trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản trị của mình".


Nói đến phong cách quản trị, người ta thường nhắc tới phong cách của đội ngũ nhà quản trị doanh nghiệp như nhà quản trị cấp cao (lãnh đạo), cấp trung gian và cấp cơ sở mà người đứng đầu trong hoạt động điều hành là Giám đốc (Tổng giám đốc) doanh nghiệp.

2. Top 5 nhân tố ảnh hưởng đến phong cách quản trị 

2.1 Chuẩn mực xã hội 

Dù là phong cách quản trị nào thì đều hình thành trên cơ sở chuẩn mực xã hội như truyền thống đạo đức, phong tục tập quán. Cũng như một số chuẩn mực đã được thể chế hóa phù hợp với cương vị cũng như đặc điểm nghề nghiệp.

2.2 Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa hay học thức của nhà quản trị tác động rất nhiều đến phương thức ứng xử của họ với những người xung quanh. Điều đó thể hiện qua sự khác nhau giữa cử chỉ lời nói, thái độ và hành động đối với đối tượng khác nhau.

2.3 Tính cách của cá nhân

Sự hình thành phong cách quản trị của nhà lãnh đạo không thể không do chính khí chất (mãnh liệt, ôn hòa, …), phẩm chất và nhân cách của cá nhân đó quy định.

2.4 Kinh nghiệm sống

Kinh nghiệm sống hay môi trường sống của mỗi người cũng được xem như yếu tố bên ngoài có tác động tới việc hình thành và làm thay đổi nhận thức, thay đổi những hành động của cá nhân trong cách thức ứng xử với người xung quanh.

2.5 Trạng thái tâm lý của cá nhân

Trạng thái tâm lý cũng chính là hoàn cảnh cụ thể của môi trường mà cá nhân phản ứng lại. Hoàn cảnh cụ thể của môi trường tác động trực tiếp. Trong nhiều trường hợp, trạng thái tâm lý dẫn đến cách ứng xử của nhà quản trị hoàn toàn khác với hoàn cảnh bình thường.

 OGSM là một công cụ truyền thống và công thức hoạch định chiến lược hiện đại giúp doanh nghiệp có thể quản trị mục tiêu một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu về cách thiết lập OGSM trong bài viết này nhé!

1. Lưu ý khi thiết lập OGSM trong doanh nghiệp 

OGSM là một phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay nhưng nhiều người vẫn dễ nhầm lẫn giữa mục tiêu và đích ngắm. Chẳng hạn: trong mô hình OGSM, nếu như mục tiêu là leo lên đỉnh núi thì đích ngắm sẽ là vượt qua vách núi.

Mặt khác, khi xác định mục tiêu, một điều cần nhớ là phải tư duy rộng và dài hạn (think big and think long term). “Tầm nhìn của người lãnh đạo doanh nghiệp đến đâu thì doanh nghiệp có thể đi xa đến đó” nghĩa là tầm nhìn của nhà quản trị sẽ được phản chiếu cngay từ việc thiết lập yếu tố mục tiêu trong OGSM.

2. Thiết lập OGSM như thế nào? 

Ưu điểm của mô hình OGSM là dễ dàng thực hiện trong doanh nghiệp. Không cần bất kỳ phần mềm hay kỹ thuật đặc biệt nào mà nhà quản trị chỉ cần một trang giấy duy nhất. Điều quan trọng nhất để thành công trong quá trình lập kế hoạch OGSM là đảm bảo xác định chính xác các yếu tố OGSM: mục tiêu, đích ngắm, chiến lược và thước đo.

(+) Mục tiêu (O): cần phải thống nhất các nguyên tắc cơ bản cũng như tuyên bố sứ mệnh của tổ chức. Mục tiêu nên được diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn và có tính thử thách. 

(+) Đích ngắm (G): các đích cụ thể này phải có thể đo lường được qua tiêu chí SMART và phải có cơ sở tài chính.

(+) Chiến lược (S): tập trung vào một số chiến lược chính và các chiến lược nên linh hoạt, dễ điều chỉnh. Chiến lược cũng phải sử dụng các từ có trọng tâm và được viết rõ ràng, tập trung vào tăng trưởng, năng suất hoặc nhân lực.

(+) Thước đo (M): các chỉ số đo lường cần gắn kết chặt chẽ với chiến lược và chỉ nên chọn 3-5 chỉ số then chốt. Việc lựa chọn sai hoặc quá nhiều chỉ số dễ gây mất tập trung và thiếu hiệu quả.

Tất cả các giai đoạn của mô hình nên điều chỉnh một cách khoa học để mọi nỗ lực nhất quán và quay trở lại hỗ trợ mục tiêu tổng thể. 

Biểu đồ Gantt Chart được các công ty ứng dụng rất nhiều trong việc lập kế hoạch, đưa ra cái nhìn trực quan về việc quản lý dự án và quản lý tiến độ hiệu quả công việc. Vậy biểu đồ Gantt là gì? Cách lập biểu đồ Gantt như thế nào để hiệu quả.

1. Biểu đồ Gantt là gì?

Biểu đồ Gantt (Gantt Chart) là biểu đồ để trình bày các nhiệm vụ, sự kiện theo thời gian một cách trực quan gồm các danh sách các công việc cần thực hiện và thanh mô tả của công việc đó. Biểu đồ Gantt hiển thị các thanh ngang có độ dài khác nhau thể hiện thời gian của mỗi nhiệm vụ trong dự án, gồm thời lượng như ngày bắt đầu và ngày kết thúc.

Biểu đồ Gantt được thiết kế với 2 trục:

  • Trục hoành (trục ngang): thể hiện mốc thời gian hoàn thành công việc.
  • Trục tung (trục dọc): minh họa các đầu mục công việc.

Điều này giúp người quản lý và các thành viên trong nhóm có cái nhìn tổng quan hơn về lịch trình dự án, thời gian hoàn thành, các mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa các hoạt động khác nhau, giai đoạn dự án. Nó giúp quản lý tài nguyên cũng như theo dõi tiến độ để đưa ra các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được hoàn thành đúng hạn.

2. Các bước lập biểu đồ Gantt 

Trong phần dưới đây, Blognhansu sẽ bật mí cho bạn 4 bước để lập biểu đồ Gantt đơn giản và hiệu quả. 

Biểu đồ Gantt có thể được tạo qua các phần mềm quản lý dự án hoặc bảng tính như Microsoft Excel hoặc Google Sheet.

2.1 Bước 1: Xác định đầu mục công việc quan trọng

Trước tiên, bạn cần liệt kê hết tất cả các đầu công việc của dự án cũng như các mục tiêu mà dự án cần đạt được. Tiếp đến, bạn cần đặt tên cho dự án và xác định được thời gian sớm nhất để bắt đầu dự án và thời gian ước lượng để thực hiện dự án đó.

2.2 Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các công việc

Ở bước này, bạn cần xác định được mối quan hệ giữa các công việc với nhau, đây cũng được xem là điểm mạnh của biểu đồ này để thể hiện được mối tương quan giữa các đầu mục công việc, xác định được công việc nào cần thực hiện theo trình tự trước sau, công việc nào có thể thực hiện song song.

Công việc “tuần tự” hay còn gọi là “tuyến tính”: Những công việc phải được thực hiện và hoàn thành trước thì mới tiếp tục được công việc tiếp theo.

Công việc “song song”: Những công việc được thực hiện và hoàn thành cùng lúc với nhau. Một dự án, càng có nhiều đầu mục công việc song song thì thời gian thực hiện càng được rút ngắn.

Biểu đồ Gantt thường có 3 mối liên hệ phổ biến:

  • Start to Start (SS): Công việc SS bắt đầu cho đến khi công việc trước đó bắt đầu.
  • Finish to Finish (FF): Công việc FF kết thúc sau khi công việc trước đó kết thúc.
  • Finish to Start (FS): Công việc FS bắt đầu sau khi công việc trước đó liên quan kết thúc.

Bước 3: Biểu diễn lên biểu đồ Gantt 

Khi đã thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết, bạn sẽ tiến hành vẽ biểu đồ Gantt. Bạn có thể vẽ tay hoặc sử dụng các công cụ, phần mềm chuyên nghiệp hỗ trợ quản lý khác như Base Wework, Zoho Projects, Gantt Canva,...giúp cho phép bạn truy cập vào dữ liệu mọi nơi, thuận tiện cho việc thảo luận, báo cáo dự án.

Bước 4: Cập nhật tiến độ dự án

Dự án sẽ được di chuyển theo biểu đồ trục tung thể hiện các công việc đang có tiến triển.

Nhưng trong quá trình triển khai thực tế, dự án sẽ có nhiều yếu tố tác động. Do đó, bạn cần thường xuyên theo dõi, cập nhật để không làm chậm trễ tiến độ dự án. Điều này sẽ giúp nhà quản lý dự án cập nhật đầy đủ thông tin một cách rõ ràng và có kế hoạch cho các thành viên và đối tác.

Lời kết: Bài viết trên đây đã giúp người đọc hiểu được biểu đồ Gantt là gì và các bước tạo biểu đồ Gantt hiệu quả. Mong rằng biểu đồ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý dự án một cách có kế hoạch và rõ ràng cho các bên.