Nếu như quan tâm tới việc xây dựng KPI cho doanh nghiệp thì chắc hẳn bạn phải nghe tới - KRA - khái niệm quan trọng trong quản trị hiệu suất. Vậy KRA là gì? Các bước xây dựng KRA như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. KRA là gì?
KRA (Key Result Area) là thuật ngữ được sử dụng trong quản lý hiệu suất và đánh giá kết quả trong tổ chức, phòng ban, đội nhóm hoặc một cá nhân. Nó đề cập đến những lĩnh vực quan trọng và kết quả chính mà một người hoặc một tổ chức cần tập trung để đạt được thành công.
KRA có thể liên quan trực tiếp đến sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của mọi người trong tổ chức. Nó tạo ra khung cơ bản để định hướng và tập trung nỗ lực cũng như tài nguyên của mọi người trong tổ chức.
KRA và KPI liên quan chặt chẽ tới nhau, KRA là xác định lĩnh vực mục tiêu, trong khi KPI đo lường sự thành công và tiến độ đạt được trong từng KRA.
2. Các bước xây dựng KRA tại doanh nghiệp
2.1 Bước 1: Đánh giá cách hoạt động của từng vị trí
Để xây dựng KRA hãy kiểm tra vai trò nhiệm vụ của bạn và viết ra. Đánh giá công việc và hoạt động của từng vị trí giúp xác định nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể cần đạt được. Bạn có thể thực hiện thông qua việc phân tích công việc, thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực, tìm hiểu về quy trình hiện tại của tổ chức.
2.2 Bước 2: Thảo luận với các cấp quản lý có liên quan
Sau khi đánh giá công việc, bạn nên thảo luận với trưởng nhóm hoặc sếp trực tiếp quản lý bạn để trao đổi KRA mà bạn phải làm hoặc cần đạt được. Việc này tạo ra cơ hội để đồng bộ hóa thông tin, hiểu rõ ràng kỳ vọng và xác định các phạm vi hoạt động cụ thể. Ngoài ra nên trao đổi các KRA phải làm với nhóm để đạt được sự thống nhất giữa các cấp với nhau và hướng tới mục tiêu chung.
2.3 Bước 3: Vạch ra mục tiêu chi tiết và cụ thể cho công việc
Dựa vào bước 2, bạn có thể phác thảo các nhiệm vụ cụ thể, quan trọng mà bạn thực hiện, chịu trách nhiệm và đánh giá xem có phù hợp hay không hay có thể phù hợp với vai trò khác. Mục tiêu là đảm bảo bạn hiểu rõ công việc và nhiệm vụ của mình là gì và có phù hợp với vai trò của bạn không.
2.4 Bước 4: Xác định KRA
Dựa vào các bước nêu trên xác định KRA cho từng vị trí, là những lĩnh vực chính và mục tiêu vị trí đó tập trung vào. Đây là những mục tiêu quan trọng mà mục tiêu vị trí đó cần tập trung vào và có ảnh hưởng lớn đến thành công của tổng thể của cá nhân hoặc bộ phận. KRA cần xác định rõ ràng và cụ thể đảm bảo sự đóng góp trực tiếp cho tổ chức.
2.5 Bước 5: Viết KRA thành các văn bản
Văn bản KRA nên được soạn thảo một cách chính xác và chính thống, để tất cả các bên liên quan đồng ý với các KRA đã vạch ra và ký vào tài liệu để biến nó thành chính thức.
2.6 Bước 6: Xem xét và cập nhật KRA thường xuyên
KRA không phải công cụ tĩnh mà nó cần được xem xét và cập nhật thường xuyên. Hãy xem xét KRA định kỳ để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của chúng, cập nhật khi cần thiết để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu mới.
Lời kết,
Có thể nói KRA là một trong những chỉ số quan trọng trong doanh nghiệp hiện nay để đánh giá kết quả và hiệu quả công việc dựa trên những kết quả chủ yếu trên mỗi đầu mục mà nhân viên cần thực hiện. Mong rằng bạn đã hiểu rõ được KRA là gì và áp dụng được KRA trong doanh nghiệp của bạn nhé.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét